"Nếu chúng ta không làm gì cả, thì tới cuối thế kỷ này nhiệt độ trung bình sẽ tăng 8 độ. Theo đó, mực nước đại dương sẽ dâng cao hơn khoảng 30 mét", bà nói.
Theo bà, khi đó nước biển sẽ nhấn chìm các thành phố, sân bay, các tuyến đường sắt và cơ sở hạ tầng khác nằm ở độ cao đúng bằng mực nước biển. Bà Manaenkova cũng lưu ý rằng tới yếu tố tích cực của việc ra Tuyên bố Paris vào năm 2015, theo đó các nước thỏa thuận với nhau rằng từ năm 2020 sẽ giảm lượng khí thải carbon dioxide vào khí quyển để giữ mức gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2 độ, cũng như nỗ lực đạt tới mức tăng nhiệt độ là 1,5 độ.
"Khí hậu và thời tiết là hiện tượng toàn cầu. Nếu một quốc gia đốt cháy nhiều than thì ảnh hưởng phải chịu sẽ không phải là nước này, mà là các tất cả các nước còn lại. Do đó, tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau. Không có đất nước nào có thể làm tất cả những gì mình coi là cần thiết rồi nghĩ rằng việc này không ảnh hưởng tới ai, hoàn toàn ngược lại"- Phó Tổng giám đốc WMO nhận định