Liệu công nghệ Blockchain có thể bảo vệ khỏi thuốc rởm?

Trung Quốc tự đặt ra câu hỏi: làm thế nào để ngăn chặn các loại thuốc rởm hoặc không đạt tiêu chuẩn cũng như các mặt hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Nguyên nhân của điều này là vụ bê bối liên quan đến vắc xin phòng chống bệnh dại kém chất lượng.
Sputnik
Đã chế tạo được vắc-xin chống mọi thứ bệnh

Hóa ra, nhà sản xuất văcxin lớn nhất — Công ty Công nghệ sinh học Changsheng (Trường Sinh) — đã làm giả mạo một cách có hệ thống các tài liệu sản xuất, tự ý thay đổi trang thiết bị và thông số quy trình sản xuất. Điều đó, đến lượt nó, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng vắc-xin, các nhà điều tra cho biết.

May mắn thay, khác với vụ bê bối Melamine năm 2008, lần này không có tin về những trường hợp tử vong hoặc những người bị thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, số lượng lớn trẻ em đã bị tiêm vắc xin giả. Trên thực tế, những đứa trẻ đã bị đe dọa nghiêm trọng trong chiến dịch tiêm chủng định kỳ. Vì vậy, vụ bê bối này đã gây ra phản ứng dữ dội. Sau vụ bê bối với vắc-xin giả, nhiều bậc cha mẹ đã đưa con đến Hồng Kông để tiêm chủng vì hy vọng rằng, ở đó việc kiểm soát chất lượng là nghiêm ngặt hơn. Còn Alibaba đã triển khai ứng dụng mới cho phép theo dõi các số sê ri của nhà sản xuất vắc-xin.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về mật mã học ở Trung Quốc, chỉ có Blockchain  - công nghệ nền tảng đằng sau đồng tiền bitcoin — mới cỏ thể "nhổ tận gốc rễ" hàng giả và sản phẩm kém chất lượng. Nói theo một cách đơn giản hơn, đây là một bản điện tử được mã hóa mà về mặt kỹ thuật hầu như không thể bị thay đổi hoặc làm giả mạo. Mặc dù ban đầu công nghệ Blockchain đã được sử dụng để xử lý tiền điện tử, tiềm năng của ứng dụng này, theo các chuyên gia, là khá rộng.

5 luận điểm phản bác thông tin H-capita là thuốc thật

Vào cuối năm ngoái, IBM, JD.COM, Wallmart và Đại học Thanh Hoa đã triển khai hệ thống An toàn Thực phẩm Blockchain. Hệ thống Blockchain hoạt động theo nguyên tắc: các hợp đồng thông minh được tự động thực hiện chỉ sau khi đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết. Ví dụ, cửa hàng lấy thịt bò chỉ từ các nhà cung cấp nhất định nếu họ thực hiện đầy đủ các điều kiện lưu trữ và vận chuyển phù hợp với hợp đồng. Mọi giao dịch đều được ghi nhận trên blockchain theo thời gian thực: thịt được sản xuất ở đâu, nó được vận chuyển như thế nào. Và nếu ghi nhận hiện tượng vi phạm điều kiện thì người nông dân, công ty phân phối hoặc cơ sở trung gian sẽ không thể bán hàng của họ.

Nhưng, những vấn đề với thực phẩm chủ yếu liên quan đến lưu trữ không đúng và "quá hạn", ví dụ như vụ bê bối năm 2014 khi đã phát  hiện ra rằng, một số mạng bán hàng ăn nhanh ở Trung Quốc, trong đó có cả McDonald's và KFC, đã bán thịt hết hạn. Vấn đề với dược phẩm là phức tạp hơn, bởi vì ở đây nói về hệ thống kiểm soát sản xuất, — chuyên gia Trung Quốc về công nghệ Internet ông Liu Xingliang nói với Sputnik.

Philippines ngừng việc bán vắc-xin sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới

"Từ quan điểm kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ Blockchain để kiểm nghiệm chất lượng thuốc là một nhiệm vụ khả thi.  Bởi vì các tính năng chính của Blockchain là minh bạch, kiểm soát, và không thay đổi. Nếu các vắc-xin được ghi vào Blockchain thì không thể làm giả dữ liệu liên quan, nhờ đó có thể giải quyết vấn đề với vắc xin. Theo tôi, vấn đề chính ở đây không phải là thiết bị kỹ thuật. Đây là vấn đề trách nhiệm của các cơ quan giám sát. Các chuyên gia có thể dễ dàng theo dõi và kiểm tra chất lượng các loại thuốc và vắc xin, không cần có công nghệ Blockchain  để làm như vậy. Nói chung, dù chưa có công nghệ Blockchain, không được để tình hình trở nên tồi tệ như vậy. Theo như tôi biết, trước đây trên vắc-xin cho trẻ em ít nhất đã ghi rõ tên xí nghiệp, tức là nhà máy sản xuất. Nhưng, gần đây họ thậm chí không làm như vậy. Tức là, khả năng triển khai công nghệ Blockchain trong quá trình sản xuất vắc-xin và liệu các vắc-xin sẽ được đưa vào Blockchain — đây là hai vấn đề khác nhau".

thuốc

Một mặt, khả năng sử dụng Blockchain để giải quyết vấn đề với các loại thuốc chất lượng thấp nhận được sự tán thành nhiệt liệt của nhiều nhà đầu tư vào công nghệ mã hóa. Ví dụ, theo tin của tờ South China Morning Post, chỉ số cổ phiếu của công ty YLZ Information Technology (Thâm Quyến, Trung Quốc) đã tăng thêm gần 10% sau khi công ty công bố ý định nghiên cứu khả năng sử dụng Blockchain trong lĩnh vực này. Mặt khác, có cả những người hoài nghi về ý tưởng này. Cổng thông tin Trung Quốc DoNews đăng tải bài báo giải thích tại sao Blockchain không giúp ích gì cho ngành dược phẩm.

"Sản xuất vắc-xin là một ngành công nghiệp do một cơ quan phụ trách. Nó giống như một chiếc hộp đen. Không ai có thể chắc chắn về những gì đang xảy ra tại cơ sở sản xuất cho đến khi bùng nổ vụ bê bối", bài báo viết.

Tác giả chỉ ra rằng, tất nhiên, có thể ghi rõ trên bao bì với vắc xin RFID-tag và ghi vào Blockchain ngày tháng sản xuất thuốc, ngày tháng đưa vào nhà kho, rồi gửi từ nhà kho đến hiệu thuốc, bệnh nhân nào đã mua thuốc, v.v. Nhưng, Blockchain không thể theo dõi công nghệ sản xuất thuốc.

Thảo luận