Út “trọc” khẳng định bị vu khống

Út "trọc": Bị cáo bị vu khống! Dân trí thấp quá...nên cứ thoải mái xài bằng giả...
Sputnik

Sáng 30-7, sau khi đại diện VKS quân sự Quân khu 7 kết thúc đọc cáo trạng, phiên xử bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") cùng các đồng phạm bước sang phần xét hỏi.

Hôm nay, xét xử Vũ 'nhôm', 'Út trọc' tại Hà Nội

Đáng chú ý, bị cáo Đinh Ngọc Hệ, người bị truy tố hai tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" và ‘Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức", đã phủ nhận lời khai của các bị cáo còn lại.

Bị cáo bị vu khống?

Trả lời trước HĐXX, bị cáo Trần Văn Lâm (cựu giám đốc điều hành công ty cổ phần đầu tư phát triển Thái Sơn Bộ Q.P), khẳng định tất cả hoạt động của công ty đều do Đinh Ngọc Hệ quyết định. Chi nhánh Bình Dương được thành lập và xin giấy phép với mục đích chính là giao cho công ty Hải Hà bán xăng.

Đối với việc bị phát hiện hơn 20.000 lít xăng dầu kém chất lượng, Lâm cho hay nhận được thông tin từ Trần Xuân Sơn (cựu giám đốc chi nhánh) báo về. Sau đó, Đinh Ngọc Hệ biết sự việc nên đã chỉ đạo bị cáo cùng Sơn đi làm việc để nắm tình hình. Bị cáo này cũng thừa nhận việc được bị cáo Hệ chỉ đạo hoặc đưa đi cùng tới gặp ông Lê Thành Cung (chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương). Hôm sau nữa, Hệ nói đi cùng lên gặp ông Cung và Bùi Văn Tiệp (cựu sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không-Không quân) để được giúp đỡ.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) tại phần kiểm tra căn cước trước Tòa.

Phiên tòa xét xử Út “trọc” có gì đặc biệt?
Được yêu cầu trả lời, bị cáo Trần Xuân Sơn và Bùi Văn Tiệp đều khẳng định hầu hết lời khai của Trần Văn Lâm là phù hợp. Ngược lại, đến lượt mình, Đinh Ngọc Hệ khẳng định dứt khoát rằng mình bị vu khống.

"Lời khai các bị cáo hoàn toàn không có chứng cứ và vu khống. Sự việc ở Bình Dương bị cáo không biết nên không chỉ đạo gì. Việc sử dụng xe biển số quân sự và biển xanh 80A, tất cả đều không như vậy. Khi thành lập công ty, bị cáo từ bên kĩ thuật về nên không biết kinh doanh, chỉ biết ngoại giao" — bị cáo Hệ nói.

Trong khi đó, trả lời về việc sử dụng xe biển số quân sự và biển xanh 80A tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Thái Sơn Bộ Q.P, bị cáo Phùng Danh Thắm (cựu chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thái Sơn) cho rằng hàng năm Phòng thiết bị xe máy của Tổng công ty có kiểm tra và báo cáo. Đối với việc sử dụng không đúng mục đích, Tổng công ty chỉ điều xe xuống, sử dụng ra sao là trách nhiệm của công ty cổ phần.

Đáng chú ý, ông Tuấn — tổ trưởng tổ kiểm tra liên ngành của tỉnh Bình Dương cũng được tòa triệu tập. Trả lời trước HĐXX, ông Tuấn khẳng định không có mối liên hệ nào với công ty cổ phần đầu tư phát triển Thái Sơn Bộ Q.P. Quá trình xử lý hơn 20.000 lít xăng dầu kém chất lượng, vị này cho hay tổ công tác đã thống nhất xử phạt hành vi không có hợp đồng đại lý vì số xăng không đảm bảo chất lượng không đưa ra thị trường.

Bị cáo Trần Văn Lâm, nguyên Tổng giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) trả lời trước Tòa tại phần kiểm tra căn cước.

Thượng tá hay trùm Mafia: Út 'trọc' đã mạo nhận và trốn thuế như thế nào?
Bị truy vấn tại sao không truy xuất nguồn gốc số xăng kém chất lượng trên, ông Tuấn nói do một phần sơ xuất, hơn thế cũng có sự ưu ái và luôn tin tưởng quân đội nên đã không triệt để, xin nhận thiếu sót trước HĐXX.

Mua bằng giả vì dân trí thấp (!)

Tiếp tục trả lời đại diện VKS về vụ việc 20.000 lít xăng dầu kém chất lượng, bị cáo Bùi Văn Tiệp (cựu sư đoàn trưởng Sư đoàn 367) khai rằng sở dĩ đồng ý kí hợp đồng  gửi xăng giả là vì các bị cáo trình bày công ty cổ phần đầu tư Bộ Q.P là của Quốc phòng, bị cáo Hệ cũng là cán bộ cao cấp trong lực lượng.

Trong khi đó, giải thích về việc đổi tên công ty từ cổ phần đầu tư phát triển Thái Sơn thành cổ phần đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P, bị cáo Hệ khai vì các công văn gửi cho Tổng công ty thường bị lẫn lộn nên phải đổi. Đối với việc cấp biển số xe quân sự và biển xanh 80A, bị cáo thấy đúng. Số tiền 6 tỉ đồng từ việc cho thuê các xe cũng đúng, nhưng không nắm rõ sử dụng như thế nào vì đã ủy quyền cho ban giám đốc.

Bị cáo Trần Xuân Sơn, nguyên Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) trả lời trước Tòa tại phần kiểm tra căn cước.

"Án tù" của "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ và sự "tự do" của đại tá Phùng Danh Thắm
Đại diện VKS xoáy sâu vào việc mua bằng giả của cựu phó TGĐ Tổng công ty Thái Sơn. Bị cáo Hệ trả lời rằng vì là nông dân, một số anh em xã hội có nói với bị cáo rằng không phải đi học, chỉ cần nộp tiền sẽ có người đi học thay rồi có bằng. Bị cáo nhận bằng về và vẫn kê khai bình thường.

Bị truy về việc có nhận thức được việc không đi học mà lại có bằng là vi phạm hay không, bị cáo Hệ khẳng định rằng "dân trí của bị cáo thấp", lúc đó thấy vậy là đúng. Khi nhận được bằng gốc, bị cáo đã nộp cho công ty ADCC. Việc truy tố về sử dụng tài liệu giả là quá khắc nghiệt, ban đầu không biết nhưng về sau biết nên bị cáo đã không sử dụng nữa.

"Bị cáo chỉ sử dụng đến năm 2005 và không sử dụng nữa" — bị cáo Hệ khẳng định.

Những điều chưa biết về 'Út Trọc' Đinh Ngọc Hệ
Tiếp đó, HĐXX đặt câu hỏi tại sao bị cáo khẳng định từ năm 2005 không sử dụng bằng giả nữa nhưng hồ sơ tài liệu cho thấy những năm 2007, 2010 và 2012 có những giấy chứng thực từ bằng bản chính do công chứng của UBND phường Bến Nghé, phường 4 (Tân Bình)?

Trả lời ngắn gọn, bị cáo Đinh Ngọc Hệ khẳng định "không biết".

HĐXX tiếp tục đặt nghi ngờ rằng bị cáo có thể nói rằng lí lịch là nhờ người viết, nhưng bằng đại học thì không thể nào đưa một bằng không có thật đi công chứng được, không thể đổ thừa cho các ban chính trị cầm bằng của bị cáo đi chứng thực cho bị cáo được. Tài liệu cũng cho thấy ngày giờ đó có người mang bản sao y đến xác thực, và để cho ra một bản sao thì đương nhiên phải có một văn bằng gốc…

Sau nhiều câu hỏi như vậy, bị cáo Đinh Ngọc Hệ vẫn giữ nguyên quan điểm "đã nộp bằng cho công ty ADCC từ năm 2005", "không biết" và "không làm việc đó".

'Út Trọc' Đinh Ngọc Hệ

Theo: Pháp luật TP.HCM

Thảo luận