Đại tá Phùng Danh Thắm rất buồn vì quân nhân “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ

15 giờ 24 phút chiều 31.7, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm đã kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án. Các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi tòa nghỉ nghị án.
Sputnik

Chiều nay (31/7), phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út "Trọc", cựu thượng tá quân đội, cựu Phó TGĐ Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) và các đồng phạm kết thúc phần tranh luận. Trước khi nghị án, HĐXX cho các bị cáo nói lời sau cùng.

Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ: "Bị cáo là nông dân, học hành ít, gia đình nghèo khổ"

Là bị cáo đầu tiên trình bày trước toà, Đinh Ngọc Hệ mong HĐXX xem xét hoàn cảnh gia đình, những thành tích trong quá trình công tác của bản thân cũng như của người thân. Những việc xảy ra đều xin ý kiến và được HĐQT quyết. Một lần nữa, bị cáo nói không biết về việc làm hợp đồng khống để tránh bị xử phạt về số xăng dầu kém chất lượng.

Bị cáo Trần Văn Lâm khẳng định lời khai trước toà là chân thực, mong toà xem xét về hoàn cảnh phạm tội, thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên. Bị cáo khóc khi trình bày về hoàn cảnh gia đình và mong được hưởng sự khoan hồng.

Bị cáo Trần Xuân Sơn cũng mong nhận được sự khoan hồng để sớm về với gia đình chăm sóc con nhỏ.

Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa sáng 30/7

Tại sao hủy bỏ quyết định kỷ luật với Út “trọc” Đinh Ngọc Hệ?
Bị cáo Bùi Văn Tiệp trình bày đã nhận thức những sai phạm của mình, dù không cố ý. Bản thân đã nghỉ hưu, mang bệnh nên mong HĐXX xem xét lượng hình.

Bày tỏ rất buồn về việc quân nhân Đinh Ngọc Hệ vi phạm và bị truy tố, nhưng Phùng Danh Thắm nói Hệ không thuộc bị cáo quản lý và bản thân đã làm hết trách nhiệm nên đề nghị được miễn tội.

Mức án cụ thể đối với từng bị cáo sẽ được HĐXX tuyên vào cuối giờ chiều hôm nay.

Gây thiệt hại về danh dự, uy tín quân đội

Trước đó, trong phần đối đáp với quan điểm luật sư, đại diện VKS khẳng định bị cáo Đinh Ngọc Hệ có chức vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật và đây là hoạt động công vụ.

VKS khẳng định có thiệt hại, vì hơn 1,4 tỷ đồng tránh bị xử phạt với hàng chục nghìn lít xăng dầu kém chất lượng là từ hành vi của bị cáo. Sau khi sự việc xảy ra, hoạt động của công ty bị ảnh hưởng.

Út “trọc” khẳng định bị vu khống
Việc cho mượn, cho thuê, thế chấp xe vi phạm quy định của nhà nước nghiêm cấm sử dụng ô tô vào việc riêng và mục đích khác không phải nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác quân đội.

"Việc cho thuê xe có phải phục vụ chiến đấu, nhiệm vụ quân đội không?" — đại diện VKS đặt vấn đề.

Trước ý kiến luật sư cho rằng việc thế chấp, cho thuê xe không gây thiệt hại, đại diện VKS nhấn mạnh hành vi cho thuê xe trái pháp luật, thu hơn 6 tỷ đồng gây thiệt hại về danh dự, uy tín quân đội. Trước quan điểm cho rằng việc cho mượn một số xe là vì tình cảm, đại diện VKS nhấn mạnh, đối chiếu quy định là vi phạm.

Bản thân bị cáo Đinh Ngọc Hệ sử dụng giấy tờ giả để được bổ nhiệm, nâng lương, thăng cấp hàm. Quy buộc Hệ vi phạm nhiều lần thể hiện ở chỗ bị cáo khai trong nhiều hồ sơ, trong nhiều thời điểm. Tại toà, bị cáo Hệ nhận thức sai phạm về bằng cấp và xin được xem xét tình tiết khai thành khẩn nên đại diện VKS đề nghị HĐXX xem xét cho bị cáo khi lượng hình.

Thượng tá hay trùm Mafia: Út 'trọc' đã mạo nhận và trốn thuế như thế nào?
Với bị cáo Trần Văn Lâm (cựu TGĐ điều hành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P), luật sư cho rằng Lâm và Trần Xuân Sơn (cựu TGĐ chi nhánh Công ty Thái Sơn Bộ Q.P tại Bình Dương) có vai trò ngang nhau nhưng mức đề nghị hình phạt với Lâm lại cao hơn Sơn. Đại diện VKS nhấn mạnh, Trần Văn Lâm trực tiếp kết nối Trần Xuân Sơn và Bùi Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 Quân chủng PK-KQ), tích cực tiếp nhận ý chí từ Đinh Ngọc Hệ.

"Không có Lâm thì không có kết nối giữa Sơn và Tiệp, nên vai trò Lâm chịu trách nhiệm cao hơn Sơn. Hơn nữa, Lâm là TGĐ điều hành, còn Sơn là giám đốc chi nhánh, chức vụ nhỏ hơn. Lâm soạn các văn bản đưa ông Tiệp ký nên Lâm có vai trò cao hơn Sơn" — đại diện VKS nêu quan điểm.

Phiên tòa xét xử Út “trọc” có gì đặc biệt?
Luật sư của bị cáo Bùi ăn Tiệp nói Công ty cổ phần Thái Sơn Bộ Q.P hưởng tợi từ số tiền không bị xử phạt với hàng chục nghìn lít xăng kém chất lượng là hơn 1,4 tỷ đồng. Còn các bị cáo tự bỏ tiền ra khắc phục nên đề nghị trả lại số tiền này lại cho bị cáo. VKS cho rằng, tại toà, các bị cáo khai tự nguyện khắc phục nên VKS không đồng tình với đề nghị của luật sư.

Với Phùng Danh Thắm (cựu TGĐ Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng), đại diện VKS nhấn mạnh, không chỉ nói với vai trò là TGĐ công ty thì công việc làm theo phân công, mà đây là doanh nghiệp quân đội, bị cáo là đại tá còn có trách nhiệm quản lý quân nhân dưới quyền.

"Quân đội là tổ chức chặt chẽ, điều đó tạo nên sức mạnh, anh phải có trách nhiệm với cấp dưới. Trong khi đó bị cáo để quân nhân vi phạm kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng, hình ảnh của Tổng Công ty Thái Sơn rất lớn do sự buông lỏng quản lý" — đại diện VKS nêu quan điểm, đồng thời VKS đã cân nhắc rất kỹ điều luật để đảm bảo có lợi cho bị cáo.

Theo: VOV, Dân Việt, Video TTXVN

Thảo luận