Tung tin đồn và khiêu khích: Mỹ cố gắng ngăn chặn tiến trình hòa bình với Triều Tiên

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia bình luận về báo cáo của tình báo Mỹ dường như họ đã phát hiện dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang phát triển các tên lửa mới tại nhà máy từng làm ra tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Sputnik
Tình báo Mỹ ghi nhận dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên sản xuất tên lửa mới

Cơ quan tình báo Mỹ báo cáo rằng, trên lãnh thổ CHDCND Triều Tiên họ đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đang phát triển các tên lửa đạn đạo mới, mà điều đó là trái với thỏa thuận đã được ký kết tại cuộc gặp thượng đỉnh tháng Sáu giữa Donald Trump và Kim Jong-un.

Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế của Học viên Khoa học Nga, đồng thời là chuyên gia về vấn đề bán đảo Triều Tiên, Georgy Toloraya bình luận về chủ đề này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

"Trong chính quyền Hoa Kỳ một tầng lớp chính trị gia đang có âm mưu chống lại chính sách tái lập quan hệ với Bình Nhưỡng, chống lại đường lối của Trump nhằm giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên. Để ngăn chặn quá trình này, họ tung tin đồn dường như Bắc Triều Tiên đang tiếp tục thực hiện chương trình hạt nhân và đang cải thiện hệ thống tên lửa của họ", — chuyên gia Nga nhận xét.

Theo ý kiến ​​của ông Georgy Toloraya, sau khi kiểm tra kỹ hơn thông tin này có thể thấy rằng, Bắc Triều Tiên đang hoạt động trong chế độ bình thường và tiếp tục các công việc mà họ đã bắt đầu trước cuộc đàm phán", tức là phía Bắc Triều Tiên không vi phạm thỏa thuận nào.

Tin tức Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo trong nhà ga Seoul

"Vì chưa có biên bản thỏa thuận cam kết giữa hai bên, Bắc Triều Tiên có quyền làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên đã thực hiện một số bước nhất định. Ví dụ, họ bắt đầu dỡ bỏ bãi thử tên lửa và đình chỉ hoạt động quân sự", — ông Toloraya nói thêm.

Georgy Toloraya cho rằng, thông tin của tình báo Mỹ là một ví dụ điển hình về chiến tranh thông tin và hành động khiêu khích nhằm làm tê liệt quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên.

Về phần mình Bình Nhưỡng đang thực hiện những bước thực sự hướng tới hòa bình với Hoa Kỳ. Ví dụ, CHDCND Triều Tiên bắt đầu phá bỏ Trung tâm phóng vệ tinh Sohae.

Bắc Triều Tiên dỡ bỏ các cơ sở thử nghiệm tên lửa

"Một mặt, bước đi này cho thấy rằng, đúng theo lời tuyên bố của Kim Jong-un, Bắc Triều Tiên không có nhu cầu tiếp tục phát triển chương trình này ví chương trình đã được hoàn thành. Họ có sẵn tất cả các công nghệ cần thiết, và không có bất cứ thiết bị phải được thử nghiệm", — ông Toloraya giải thích thêm.

Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Nga, tình trạng này có vẻ hơi lạ lùng, bởi vì trong tương lai chính các công nghệ vệ tinh và phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên có thể trở thành các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bắc Triều Tiên có một vị trí địa lý rất thuận lợi, nước này đã thu lượm những kinh nghiệm bổ ích trong lĩnh vực này, nhờ đó, họ có thể cạnh tranh thành công trên thị trường dịch vụ vũ trụ, — ông Georgy Toloraya nói.

Tấm gương Việt Nam dành cho Trump và Kim Jong Un

"Sẽ tốt hơn nếu Bắc Triều Tiên hợp tác với Nga trong khuôn khổ một tập đoàn vũ trụ thống nhất sau khi giải quyết tình hình trên bán đảo. Đó là lý do tại sao tôi rất tiếc khi nghe tin rằng, sân bay vũ trụ đang bị phá hủy", — ông Georgy Toloraya nói.

Chuyên gia Nga cho rằng, vẫn còn sớm để trả lời câu hỏi: liệu việc phi hạt nhân hóa toàn diện CHDCND Triều Tiên sẽ diễn ra hay không.

"Tình hình này sánh được với cảnh bố cô dâu dọa chú rể, và chú rể buộc phải nói:" Tôi sẽ cưới con gái của ông, nếu ông tặng cho tôi một triệu đôla",  mà ông bố không có một triệu đôla. Nếu chú rể không kết hôn với cô dâu, và người cha không tặng một triệu đôla, liệu hai bên đã vi phạm cam kết của mình? Theo tôi thì không", — ông Georgy Toloraya nói.

Tình hình quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ là tương tự như vậy, ông Toloraya nói thêm.

Tên lửa Bắc Triều Tiên tại cuộc diễu hành

Ông nhắc nhở rằng, Bình Nhưỡng đã yêu cầu Mỹ phải bảo đảm nền an ninh vững chắc cho Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, chắc là Hoa Kỳ không thể đưa ra "một cam kết vững chắc". Dưới chính quyền mới tại Hoa Kỳ những cam kết như vậy "có thể bị ném vào thùng rác".

"CHDCND Triều Tiên đã sẵn sàng chấp nhận một số điều kiện nhất định, nhưng, họ nhận thức được rằng, đây là một quá trình lâu dài, vì thế họ chủ trương qiải quyết vấn đề theo từng giai đoạn. Tức là, bình thường hóa dần mối quan hệ và cắt giảm dần chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, không ai có thể dự đoán quá trình này sẽ kéo dài bao lâu", — ông Georgy Toloraya nhận xét.

Trên thực tế, Bình Nhưỡng đang thực hiện những bước đi cụ thể theo hướng này, ông Toloraya nói tiếp.

Ví dụ, hai bên tổ chức lại cuộc đàm phán trao trả hài cốt lính Mỹ tử trận trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Chuyên gia Nga nhấn mạnh,  bước này là rất quan trọng đối với phía Mỹ, và Hoa Kỳ bày tỏ lòng biết ơn tới Triều Tiên.

"Trong tương lai, nếu quá trình bình thường hóa tiến triển đúng theo lịch trình, tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh mới. Xác suất cuộc gặp đầu tiên đã là 30% —50%, tuy nhiên, cuộc gặp đã diễn ra," — ông Georgy Toloraya kết luận.

Thảo luận