Phát kiến này quan trọng như thế nào với tương lai của nhân loại và sự hợp tác quốc tế trong không gian đóng vai trò ra sao? Phóng viên Sputnik Italia đã nêu câu hỏi này với chuyên gia Roberto Orosei từ Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia ('Istituto Nazionale di Astrofisica), người đứng đầu chương trình khoa học với radar Marsis.
— Chúng tôi tìm thấy một hồ nước dưới băng giống như những hồ băng ở Bắc Cực và Greenland. Ví dụ, hồ Vostok (hồ băng lớn nhất ở Nam Cực). Hồ trên sao Hỏa nằm sâu 1,5 km dưới băng, phát hiện được nó là nhờ hệ thống radar hoạt động tương tự như radar chuyên dụng dành cho việc nghiên cứu các dòng sông băng trên Trái đất. Những radar như vậy có thể "xuyên thấu" qua bề mặt và ghi nhận tín hiệu của những thứ hiện hữu dưới lớp băng.
Trong trường hợp này, thấy rõ đó là nước, vì nước phản ánh rất tốt với sóng radio. Khi radar dừng ở hồ băng, thấy có các tín hiệu phát từ tận đáy hồ, đột nhiên tăng lên mạnh hơn so với tín hiệu từ trên mặt băng.
— Phát hiện này đòi hỏi nhiều thời gian, bởi qua nhiều năm qua chúng ta vẫn không có được dữ liệu chất lượng cao như lần tiếp thu những năm gần đây. Vào khoảnh khắc nào đó, chúng tôi nhận thức được rằng quả thực đang quan sát những gì mà chúng ta đã giả thiết và từng nhìn thấy trước đó, chỉ khác là khi trước quan sát kém chính xác hơn. Đây là thông tin mới rất tuyệt, cho phép hiểu rằng chúng ta có thể chứng minh rằng những tín hiệu thu được chính là do sự hiện diện của nước.
— Tạisaokhámphá nàylạiquantrọngđếnthếđốivớikhoahọc?
— Phát hiện này rất hệ trọng đối với nền khoa học, bởi những năm gần đây đã có một số thông báo về việc phát hiện nước trên sao Hỏa. Có thông báo rằng nước chảy xuống từ vách đá, thế nhưng đó chỉ là nước do băng vĩnh cửu tan chảy, vì thế qua vài giây nó một lần nữa đóng thành băng. Ngược lại, trong trường hợp phát hiện của chúng tôi, chuyện nói về thứ nước không đông đặc, tích tụ dưới băng và do đó được bảo vệ khỏi những biến động nhiệt độ theo mùa. Nó có thể được coi là môi trường sống, nơi có thể hiện hữu sự sống dưới dạng như chúng ta biết.
— Đúng vậy, radar dù hiện đại đến mấy cũng ít khả năng cho chúng ta biết tường tận về sự sống trên sao Hỏa. Rất quan trọng là phải hiểu rằng chiếc hồ này là duy nhất hay còn có hồ khác nữa chăng. Trong trường hợp thứ hai thì khám phá này càng quan trọng hơn nữa. Nếu có nước bên dưới lớp băng không phải là trường hợp cá biệt độc nhất thì có khả năng hiện hữu những môi trường dạng khác, nơi tồn tại sự sống. Nếu chỉ ra được rằng trên sao Hỏa từng có sự sống, thì rất có thể là sự sống vẫn tồn tại ở đó cho đến hôm nay.
— Theo ôngthì quan hệ hợp tác giữa Nga và Italiaquan trọng thế nào trongvấn đề vũ trụ?
— Đối với tôi điều đó rất quan trọng. Tôi cho rằng chúng ta không thể tiến xa hơn nếu thiếu sự hợp tác giữa các nước và các công ty. Nếu có ngày chúng ta bay được lên sao Hỏa và phân tích nước, mà sứ mệnh như vậy chắc chắn tốn rất nhiều tiền, thì rõ ràng sẽ vô nghĩa nếu chỉ một nước gánh vác khâu tài trợ. Chúng ta cần hợp tác ở cấp quốc tế để thực hiện những dự án tầm cỡ như vậy.