Gần một nửa lịch sử của ASEAN gắn liền với Việt Nam

Ngày 8 tháng 8 là kỷ niệm 51 năm ngày thành lập ASEAN. Mười hai ngày trước, tròn 23 năm ngày Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Sputnik

Hà Nội xác định vị trí thành viên trong ASEAN là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình và tuyên bố cam kết hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác trong cộng đồng để gia tăng hội nhập khu vực, củng cố đoàn kết và thống nhất ASEAN.

Tổ chức lễ thượng cờ kỷ niệm 51 năm ngày thành lập ASEAN

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam trong khi tăng cường vị thế và uy tín quốc tế của mình, tự tin hướng tới quá trình đa dạng hóa các chính sách đối ngoại của đất nước, — như nhà khoa học chính trị Nga, Giám đốc Trung tâm ASEAN tại MGIMO Giáo sư Victor Sumsky khẳng định. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam, ông nói:

Theo ý nghĩa này, đối với Việt Nam, tư cách thành viên ASEAN đã trở nên có triển vọng. Điều đó cho phép đất nước sau một thời gian thử thách bên ngoài và khó khăn nội bộ có thể tìm thấy chính mình với tư cách là một thành viên tích cực trong toàn bộ tiến trình khu vực phức tạp, nghiêm túc tăng cường hình ảnh tích cực của mình nhờ những thành tựu trong công cuộc cải cách kinh tế của đất nước. Việt Nam đã có thể bổ sung danh tiếng riêng của đất nước quý trọng tự do và độc lập, bằng khối lượng ý tưởng mang tính xây dựng và những hoạt động nhằm mục đích vì lợi ích của tất cả các nước thành viên Hiệp hội.

Đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với các hoạt động của khối ASEAN được nhà khoa học chính trị, cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Vũ Thụy Trang ghi nhận trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik-Việt Nam":

ASEAN sẽ không để xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh giữa các siêu cường quốc tại châu Á

Là một thành viên tích cực của Hiệp hội, Việt Nam mang đến cho hoạt động của cộng đồng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á một dòng chảy mới mẻ, đặc biệt là trong những năm với cương vị Chủ tịch ASEAN. Các sáng kiến  của Việt Nam đưa ra trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị, trong chương trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN nhận được sự đồng thuận của các đối tác trong Hiệp hội. Đồng thời, tư cách thành viên trong tổ chức giúp Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu, với Mỹ và Trung Quốc. Việc gia nhập ASEAN đã mở ra trước mặt Việt Nam những chân trời mới trong hợp tác kinh tế và thương mại rộng lớn ở cả cấp khu vực và cấp độ quốc tế, làm cho hàng hoá Việt Nam có thể xuất hiện trong thị trường ở các nước khác.

Diễn đàn ASEAN, 2018

Chuyên gia kinh tế Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN tại Viện Viễn Đông VHLKH Nga, Giáo sư Mazyrin cho rằng năm 2020, khi Việt Nam một lần nữa sẽ giữ chức Chủ tịch ASEAN, sẽ để lại  dấu ấn bởi những tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, trước hết là định dạng kinh tế của nó.

Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ luân phiên trong ASEAN

Định dạng này là hiệu quả nhất trong số những thứ khác, — ông nói trong  cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam. — Nhờ vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN và định dạng kinh tế của Cộng đồng, một phần quan trọng của hàng rào thuế quan trong thương mại đã bị loại bỏ. Đối với Việt Nam, một quốc gia phụ thuộc vào ngoại thương, đây là một ưu điểm lớn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tăng trưởng tuyệt vời về ngoại thương của Việt Nam. Ngay cả trong năm 2014-2016, khi có sự suy giảm trong thương mại thế giới, Việt Nam vẫn ở trong khu vực tích cực, đã đi vào thặng dư. Và về lâu dài, đến năm 2025, định dạng này sẽ dẫn đến việc tạo ra một thị trường chung và nền tảng sản xuất chung trong ASEAN.

Việt Nam dẫn đầu ASEAN

Đối với Việt Nam, điều này có nghĩa là mở rộng thương mại nước ngoài và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Xét cho cùng, sự ổn định tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam — cũng phần lớn là nhờ ASEAN, một trong những khẩu hiệu chính của hiệp hội là  đưa thị trường tiêu dùng khổng lồ của khu vực hội nhập vào kinh tế thế giới. Mặc dù việc hội nhập này diễn ra không dễ dàng, bất chấp những khó khăn, nhưng giờ  đây đã thiết lập được cơ sở hạ tầng đồng bộ, đang xây dựng  những đường cao tốc liên khu vực và đường sắt tốc độ cao, một phần đi qua lãnh thổ Việt Nam. Một dự án lớn đang được triển khai để tạo ra mạng lưới năng lượng thống nhất cho các đường ống dẫn dầu và khí đốt. Và vượt qua những rào cản  thuế quan ngoài biểu thuế liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật, các vấn đề hậu cần vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn.

Ngày nay, Việt Nam trong thành phần của ASEAN, với tư cách một thị trường đầu tư nước ngoài, đã trở nên có lợi hơn bởi khối lượng tuyệt đối của họ so với Trung Quốc, — Giáo sư Mazyrin kết luận.

Thảo luận