Theo văn kiện, các khu vực chính bề mặt nước của Biển Caspian vẫn được các bên sử dụng chung, còn đáy và lòng đất các nước láng giềng phân chia theo thỏa thuận giữa họ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Công ước ghi nhận lực lượng vũ trang của các quốc gia ngoài khu vực không được hiện diện ở Biển Caspian.
"Về mặt kinh tế công ước có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì vùng biển Caspian — đó là dầu mỏ, là huyết mạch giao thông mạnh mẽ. Bây giờ tất cả các tranh chấp sẽ được điều chỉnh bởi Công ước, và, tất nhiên, nó sẽ cung cấp động lực để đảm bảo rằng các nước thành viên có thể dễ dàng xây dựng kế hoạch kinh tế của họ. Về ý nghĩa quân sự — Công ước không cho phép lực lượng thứ ba hiện diện trong khu vực. Và tầm quan trọng chính trị — đó là sự thể hiện tình đoàn kết các nước lưu vực Caspian, ít nhất là trong một số vấn đề — tất cả bàn bạc thỏa thuận với nhau, bất chấp lợi ích khác nhau" — ông Oleg Matveychev nói.