Thế giới đã thoát khỏi thảm họa “tận thế” như thế nào

Nhà xuất bản "Alpina Publisher" ra mắt cuốn sách của Daniel Ellsberg “Cỗ máy Ngày tận thế: Thú tội của người lập kế hoạch cho chiến tranh hạt nhân". Đây là hồi ký của một người đã trực tiếp tham gia các sự kiện, ông nói về sự nguy hiểm và sự liều lĩnh của chính sách hạt nhân do Mỹ thực hiện.
Sputnik
Tướng Mỹ: Vũ khí mới của Nga chỉ là đối thủ cạnh tranh yếu ớt

"Sputnik" giới thiệu một số trích đoạn từ cuốn sách này, lần đầu tiên tiết lộ những chi tiết của kế hoạch tấn công phủ đầu vào Liên Xô để tiêu diệt hơn nửa tỷ người.

Ông Daniel Ellsberg đã đi vào lịch sử từ năm 1971. Khi đó, chuyên viên phân tích của Quân đội Hoa Kỳ và nhà phân tích của RAND Corporation Daniel Ellsberg đã làm chấn động thế giới khi tung ra Hồ sơ Lầu Năm Góc, một tài liệu nghiên cứu tuyệt mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về các dính líu của chính quyền với cuộc chiến tranh Việt Nam. Mặc dù ông phải trốn truy nã trong một thời gian sau tiết lộ này, nhưng, bản "Tài liệu Lầu Năm Góc" đã góp phần dẫn đến sự ra đi của Tổng thống Nixon. Trong cuốn sách mới của mình, Ellsberg thu thập các tài liệu từ kho lưu trữ của Lầu Năm Góc, hồi ức của những cựu quan nhân và quan chức chính phủ, cũng như từ các hồ sơ cá nhân của mình trong giai đoạn này.

Một ngày mùa xuân năm 1961, tại phòng làm việc ở Nhà Trắng, Daniel Ellsberg, khi đó 30 tuổi, đã thấy một tài liệu dành riêng cho Tổng thống John F. Kennedy. Trên giấy tờ này viết câu trả lời cho câu hỏi mà người đứng đầu nhà nước đã nêu với Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ:

Nga dạy Hoa Kỳ bài học về phát triển vũ khí tiên tiến

"Nếu kế hoạch của ông về cuộc chiến tổng lực (hạt nhân — ed) sẽ phát triển như dự định, bao nhiêu người sẽ chết ở Liên Xô và Trung Quốc?"

Câu trả lời được trình bày dưới dạng biểu đồ. Trục đứng giới thiệu thiệt hại tính bằng triệu người, và trục hoành — thời gian tính theo tháng. Tác giả nhớ lại rằng, số lượng nạn nhân nhỏ nhất lên tới 275 triệu người, và sau 6 tháng sẽ lên đến 325 triệu. Sau khi thấy biểu đồ này, ông đã chuẩn bị một câu hỏi khác cho Tổng tham mưu trưởng Liên quân mang chữ ký của Tổng thống, trong đó ông hỏi về tổn thất toàn cầu từ các cuộc tấn công của Mỹ.

"Theo dự báo của Tổng tham mưu trưởng, ở Đông Âu sẽ có thêm 100 triệu người chết. Bức xạ có thể giết chết 100 triệu người ở Tây Âu — tùy theo hướng gió (về chủ yếu tùy theo mùa trong năm). Như dự kiến, ​​khoảng 100 triệu người có thể bị thiệt hại ở các nước trung lập: Phần Lan, Áo, Afghanistan, Ấn Độ, Nhật Bản…" — ông Ellsberg viết.

Chiến tranh Việt Nam

Tức là, tổng thiệt hại từ cú đánh đầu tiên của Hoa Kỳ vào Liên Xô, các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw và Trung Quốc sẽ là khoảng 600 triệu người. Tuy nhiên, ông Ellsberg chắc chắn: nếu kế hoạch này được thực hiện vào thời điểm cuộc khủng hoảng Berlin (1961) hoặc cuộc khủng hoảng vùng Caribê (1962) thì số người chết sẽ không phải là 600 triệu mà nhiều hơn nữa. "Mùa đông hạt nhân" sẽ giết chết những người sống sót, chuyên gia nhận xét.

Người Mỹ muốn biết sự thật về chiến tranh Việt Nam

Cuốn sách nhấn mạnh rằng, "các hệ thống chiến lược của Mỹ luôn là các lực lượng tấn công phủ đầu". Tức là, kế hoạch hạt nhân đã được phát triển như một chiến lược tấn công. "Mặc dù về mặt chính thức Hoa Kỳ phủ nhận điều đó, nhưng,  tấn công phủ đầu theo "tín hiệu báo động" — hoặc là cảnh báo chiến thuật hoặc là cảnh báo chiến lược về sự tất yếu của sự leo thang hạt nhân — luôn là một phần trung tâm trong chiến lược của Mỹ," — chuyên gia cho biết.

Tàu khu trục Mỹ "Maddox"

Và người Mỹ không có cơ sở để tin rằng, nhân vật số 1 trong nước — tổng thống và chỉ có tổng thống — đưa ra quyết định tấn công hạt nhân:

"Trên thực tế, không chỉ riêng Tổng thống có thể đưa ra lệnh tấn công hạt nhân, còn có bộ trưởng quốc phòng hoặc các tham mưu trưởng của Lầu Năm Góc đang hiện diện cách Washington hàng ngàn dặm. Trong những trường hợp nhất định, một nhà lãnh đạo quân sự cấp hiệu bốn ngôi sao có thể ra lệnh tấn công hạt nhân mà không có quyết định trước của tổng thống", — ông Daniel Ellsberg nhấn mạnh. Điều đáng lo ngại nhất là ngày nay tình hình cũng không khác nhiều so với những năm đầu thập niên 1960.

Chiến tranh Việt Nam

"Các yếu tố cơ bản của lá chắn tên lửa Mỹ vẫn giữ nguyên y như 60 năm trước đây, hàng ngàn đầu đạn hạt nhân vẫn sẵn sàng chiến đấu và vẫn chĩa mũi nhọn chủ yếu vào các mục tiêu quân sự của Nga, trong đó có các trạm chỉ huy ở các thành phố hoặc gần đó".

Chính quyền Mỹ giải thích điều này bởi sự cần thiết phải kiềm chế sự xâm lăng của Nga. Nhưng, họ cố ý đưa ra những lời nói dối.

“Lò phản ứng hạt nhân "vĩnh cửu" làm thay đổi trận chiến trên biển”

"Bản chất, phạm vi và vị trí của các lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ luôn theo đuổi một mục tiêu: hạn chế thiệt hại từ đòn trả đữa từ phía Liên Xô hoặc Nga khi họ đáp trả cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu của Mỹ vào Liên Xô hoặc Nga. Đặc biệt, tiềm lực của lực lượng hạt nhân phải củng cố tính thực tế của các mối đe dọa từ phía Mỹ giáng đòn hạt nhân hạn chế phủ đầu hoặc đe dọa "sử dụng đầu tiên" vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột khu vực, ban đầu phi hạt nhân, với sự tham gia của Liên Xô, Nga hoặc các đồng minh của họ", — tác giả cho biết.

Thảo luận