Tuy nhiên, giữa các bên có sự bất đồng liên quan đến ngày tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh. Phía Bắc Triều Tiên muốn hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra sát kỷ niệm 70 năm thành lập nhà nước Bắc Triều Tiên, được tổ chức vào ngày 9 tháng 9. Đại diện Hàn Quốc đưa ra một ngày giữa hoặc cuối tháng Chín.
Đây không phải là bất đồng duy nhất trong quan điểm các bên. Seoul cho rằng miền Bắc phải hoàn toàn từ bỏ tên lửa và vũ khí hạt nhân, và chỉ sau đó mới có thể hủy bỏ các biện pháp trừng phạt và tăng cường hợp tác kinh tế. CHDCND Triều Tiên coi các biện pháp trừng phạt là không công bằng và nhấn mạnh rằng quá trình hòa bình trong khu vực phải đi kèm với các nhượng bộ lẫn nhau. Ngoài ra, trong tuyên bố ngày 11 tháng 8, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên đã công khai chỉ trịch Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ tuân thủ "các cách tiếp cận cũ".
Giáo sư MGIMO Georgy Toloraya bình luận về tình hình như sau:
"Tất nhiên, Trump muốn giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống hiện tại. Cùng lắm thì cũng phải đưa ra báo cáo về thành công trong cuộc đàm phán. Một mặt, Mỹ không thích sự tồn tại của một nhà nước hạt nhân khó lường ở châu Á. Mặt khác, cho phép tồn tại sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, sự hỗn loạn kiểm soát như vậy là có lợi cho Mỹ. Điều này duy trì nguy cơ bùng nổ thường xuyên ngay cạnh Trung Quốc, cho phép Mỹ bố trí một quân lớn ở Hàn Quốc, Nhật Bản và nói chung ở châu Á, để phát triển phòng thủ tên lửa dưới nguyên cớ nguy cơ đe dọa tên lửa từ Bắc Triều Tiên."
Hiện tại Hàn Quốc vẫn lạc quan về triển vọng tái lập sự gần gũi liên Triều và hy vọng rằng chính sách đối thoại và áp lực đối với miền Bắc cuối cùng sẽ dẫn đến giải trừ vũ khí hạt nhân và tên lửa. Liệu hai miền Bắc và Nam Triều Tiên có thành công trong việc gắn kết lại những gì đã tan vỡ 70 năm trước hay không?
Theo ông Georgy Toloraya, "việc thống nhất hai xã hội hoàn toàn khác nhau này thành một quốc gia thống nhất chắc chắn sẽ khiến cho công người Bắc Triều Tiên trở thành những "công dân hạng hai". Và điều này gây ra sự bất ổn kéo dài. Xét đến tiềm năng của Hàn Quốc và Hoa Kỳ, Bình Nhưỡng hiểu rằng không thể thống nhất hai quốc gia dưới sự bảo trợ của mình. Seoul cũng hiểu rằng thống nhất có nghĩa là phải mang gánh nặng những người láng giềng, tụt hậu về nhiều mặt so với mức độ hiện nay."
Trong những năm qua, ở miền Nam đã xuất hiện cả một thế hệ không còn coi những người bên ngoài vĩ tuyến 38 là "anh em" nữa. Ngay cả những người ủng hộ thống nhất với miền Bắc cũng nhận ra rằng đây sẽ là gánh nặng cho đất nước. Tuy nhiên, các bên thừa nhận tầm quan trọng của việc tiếp tục đối thoại, thay vì leo thang căng thẳng mới trên bán đảo.