Lãnh đạo đoàn điền dã Mangup, Chủ nhiệm khoa Lịch sử của Học viện Taurian thuộc ĐHTH Liên bang Crưm mang tên V.I. Vernadsky, ông Alexandr Gerzen lưu ý rằng bước ngoặt trong sự phát triển khảo cổ học Crưm xuất hiện sau khi bán đảo sáp nhập với Nga.
"Crưm trở thành một bộ phận trong LB Nga, thực tế đó thúc đẩy yêu cầu thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong năng lượng, khí đốt, giao thông vận tải. Tất cả đòi hỏi khối lượng công tác xây dựng và khảo sát rất đồ sộ với đất đai. Bây giờ điều đó là xung lực chính dành cho sự phát triển các nghiên cứu khảo cổ học. Công việc được thực hiện ở Crưm với quy mô chưa từng thấy, thực sự là trên toàn bộ lãnh thổ bán đảo từ Kerch đến Sevastopol đều có công trường khảo cổ", — ông Gerzen nói với Sputnik.