Trung Quốc có thể làm cho thế giới sẽ không còn điện thoại thông minh?

Phản ứng của Trung Quốc trước lệnh trừng phạt của Mỹ có thể gây ra đau đớn cho cả thế giới, NY Times viết. Trung Quốc có thể áp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ, bao gồm cả thiết bị, máy bay, vv. Còn có một biện pháp rất nhạy cảm có thể tác động không chỉ đến nền kinh tế Mỹ, mà còn đến ngành công nghiệp điện tử toàn cầu.
Sputnik
Mỹ muốn trừng phạt Trung Quốc vì bước nhảy vọt trong công nghệ cao

Các nguyên tố đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học. Nếu không có kim loại đất hiếm thì không thể sản xuất màn hình cho điện thoại thông minh, bo mạch chủ, và các loại sản phẩm điện tử công nghệ cao khác. Ví dụ, các hợp chất của kim loại đất hiếm được dùng để sản xuất bộ khung nhẹ cho xe đạp và thân máy bay chiến đấu, vì ngay cả một tỷ lệ nhỏ các kim loại đất hiếm trong thành phần hợp kim làm giảm đáng kể trọng lượng của kết cấu kim loại. Tóm lại, kim loại đất hiếm được sử dụng để sản xuất hầu hết các hàng hóa, mà nếu không có chúng thì khó để tưởng tượng thế giới hiện đại — từ laser đến bật lửa và bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

Xét theo tên gọi của kim loại này, chúng ta có thể rút ra kết luận: các kim loại đất hiếm có rất ít trong vỏ trái đất, phân bố không đồng đều,  chủ yếu trên lãnh thổ Trung Quốc. Ví dú, trong năm 2017, Trung Quốc đã sản xuất 105 nghìn tấn kim loại đất hiếm. Để so sánh, Úc — nhà cung cấp kim loại đất hiếm lớn thứ hai trên thế giới đã sản xuất 20 nghìn tấn. Đứng vị trí thứ ba là Nga với lượng khai thác chỉ vào khoảng  3 nghìn tấn.

Điện thoại di động

Trong khi đó, Nhật Bản và Mỹ, mỗi nước sử dụng hơn 20.000 tấn kim loại đất hiếm một năm. Liên minh châu Âu tiêu thụ hơn 7 nghìn tấn. Theo dự đoán của các nhà phân tích, nhu cầu về các kim loại đất hiếm sẽ tiếp tục tăng bởi vì xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm công nghệ cao, mà trong quá trình sản xuất phải sử dụng nguyên liệu này. Mặc dù Nhật Bản cho biết, họ đã tìm thấy một mỏ kim loại đất hiếm khổng lồ ở Thái Bình Dương, công việc khai thác vẫn chưa bắt đầu. Vì vậy, về cơ bản, trong thời gian tới, thế giới vẫn sẽ phải phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Bắc Kinh đang hạn chế việc khai thác quặng đất hiếm, vì lý do an toàn môi trường, và không sử dụng đòn bẩy này để gây sức ép lên phần còn lại của thế giới,  - chuyên gia kinh tế Chen Fengying  từ Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Mỹ sẵn sàng phá vỡ tất cả những gì có thể giúp Trung Quốc đuổi kịp Hoa Kỳ

"Trung Quốc xuất phát từ nguyên tắc tiếp tục bảo tồn cơ sở tài nguyên. Trước đây Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát sản xuất và xuất khẩu kim loại đất hiếm. Bởi vì việc khai thác quặng đất hiếm ảnh hưởng đến môi trường, tạo ra vấn đề ô nhiễm. Vì vậy, đây không phải là vấn đề xuất khẩu. Vì có nguy cơ đe dọa môi trường, Trung Quốc buộc phải đưa ra hạn ngạch cho việc xuất khẩu kim loại quý vào năm 2012. Ngay sau đó Mỹ, EU và Nhật Bản đã đệ đơn khiếu nại lên WTO. Mặc dù WTO xác định Trung Quốc vi phạm luật thương mại quốc tế, họ vẫn công nhận sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ môi trường mà Bắc Kinh sử dụng trong việc khai thác kim loại đất hiếm".

Không hiểu vô tình hay cố ý mà Mỹ đưa các loại kim loại quý vào danh sách mới nhất của hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 25%. Tuy nhiên, về chủ yếu kim loại này đến thị trường Mỹ không phải ở dạng nguyên liệu thô mà trong thành phần các sản phẩm. Giới chuyên gia nhận định, với quyết định này, Washington đã tự "bắn vào chân mình" bởi vì người tiêu dùng Mỹ sẽ là những nạn nhân đầu tiên phải chịu đựng mức giá tăng của điện thoại thông minh và các loại thiết bị điện tử có chứa kim loại đất hiếm. Còn đối với Trung Quốc, quốc gia đang sản xuất gần 80% lượng kim loại đất hiếm của thế giới, họ có lẽ sẽ không bị tổn thương nhiều từ các mức thuế của Mỹ.

Các công nhân Trung Quốc

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là một quốc gia tiêu thụ các sản phẩm đất hiếm lớn nhất thế giới bởi vì phần lớn các sản phẩm có chứa kim loại đất hiếm được sản xuất tại Trung Quốc. Mặt khác, các tập đoàn công nghệ toàn cầu bắt đầu tính đến những hệ quả của việc Trung Quốc có thể giới hạn mức xuất khẩu kim loại hiếm — lên nguồn cung cấp nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất điện thoại thông minh. Không thể loại trừ hệ quả như vậy. Vào một thời điểm nhất định Bắc Kinh sẽ không thể đáp trả tương xưng với mức thuế mới của Washington: bởi vì giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là 506 tỷ USD, và giá rị hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ chỉ là 130 tỷ USD. Vì thế Bắc Kinh có thể đáp trả bằng những biện pháp chất lượng  chứ không phải khối lượng, mà Trung Quốc đã từng đưa ra những lời đe dọa như vậy.

Thảo luận