"Có nhiều điểm tương đồng giữa ĐH Hải phòng và ĐH Krasnodar của Nga"

Trường Đại học Hải Phòng sắp nối lại chương trình đào tạo chuyên gia biết ngôn ngữ Nga.
Sputnik

Điều đó được ghi trong biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Trường Đại học Hải Phòng và Trường Đại học Quốc gia Kuban nằm ở Krasnodar, trung tâm hành chính của vùng cùng tên ở phía tây nam nước Nga. Biên bản ghi nhớ đã được ký kết trong thời gian phái đoàn Hải Phòng ở thăm thành phố này. Trưởng đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Nhân dân t/p Hải Phòng Nguyễn Đình Bích từng là một nghiên cứu sinh tại Đại học Kuban vào cuối thập niên 1990, — bà Nguyễn Thị Hiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng, một thành viên trong đoàn, cho biết trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik-Việt Nam":

"Chúng tôi bắt đầu mở rộng hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương từ Việt Nam"

Chúng tôi rất vui mừng đến thăm Krasnodar,  - bà nói —, ở đây cả các nhà lãnh đạo thành phố, nhân viên nhà trường và đại diện của cộng đồng người Việt địa phương đều đón tiếp chúng tôi rất nồng nhiệt. Nhân tiện xin nói luôn, 19 đại diện cộng đồng người Việt hiện đang theo học tại trường đại học Krasnodar.

Tôi rất vui mừng thấy rằng, trường đại học Hải Phòng và trường đại học Krasnodar có rất nhiều đặc điểm chung. Cả hai trường đã bắt đầu hoạt động như đại học sư phạm, dần dần mở rộng phạm vi các chương trình giáo dục. Ngày nay, trường đại học Krasnodar cũng như trường đại học chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các chương trình đào tạo chuyên gia về kinh tế, công nghệ thông tin và du lịch. Vì vậy, lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai trường là việc hoàn toàn hợp quy luật.

Từ Tatarstan đến Việt Nam: không chỉ những tàu khu trục Gepard
Theo Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ trao đổi sinh viên và giáo viên,  trao đổi bài báo khoa học và sách hướng dẫn về phương pháp dạy, tại Trường Đại học Hải Phòng sẽ thành lập Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Nga, sẽ có chương trình dạy tiếng Nga cho sinh viên.

Dưới thời Liên Xô cũ, — bà Nguyễn Thị Hiên nói tiếp, — ở trường đại học chúng tôi đã có chương trình dạy tiếng Nga. Nhưng sau đó, trong giai đoạn suy giảm mối quan hệ Việt-Nga, tiếng Nga bị thay thế bằng các thứ tiếng Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong  chương trình giảng dạy. Mặc dù ở thành phố Hải Phòng cũng như trong cả nước Việt Nam mọi người đều yêu mến và tôn trọng người Nga. Và bây giờ, khi các mối quan hệ kinh tế, văn hóa và du lịch Việt —Nga bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, các nhà chức trách của thành phố Hải Phòng và trường đại học của chúng tôi đều coi cần thiết thúc đẩy phổ biến ngôn ngữ Nga.

Thảo luận