"Chiến thắng, tôi là người Việt Nam, thất bại tôi chỉ là kẻ thua cuộc"

"Khi chiến thắng, tôi là người Việt Nam, khi thất bại tôi chỉ là kẻ thua cuộc" - hãy hiểu hơn cho các VĐV và luôn ở bên họ dù lúc thành công hay thất bại, VOV có bài bình luận sâu sắc.
Sputnik

Tính đến thời điểm 14h ngày 22/8, tức là ngày thi đấu thứ 4 sau khi ASIAD 2018 chính thức khai mạc trên đất Indonesia, Đoàn Thể thao Việt Nam mới chỉ có được 3 HCB và 6 HCĐ, xếp thứ 17 trên bảng tổng sắp huy chương — tức là còn kém xa mục tiêu 3-5 HCV đề ra trước khi lên đường làm nhiệm vụ.

Ánh Viên thất bại không ngờ ở nội dung sở trường tại ASIAD 2018

Trong 4 ngày thi đấu, thể thao Việt Nam liên tục chứng kiến thất bại "tê tái" của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở nội dung 10m súng ngắn hơi sở trường đã từng giúp VĐV giành HCV Olympic 2016, hay kình ngư vàng Nguyễn Thị Ánh Viên ở nội dung thế mạnh 400m hỗn hợp trên đường đua xanh.

Và như một lẽ thường tình, cả Hoàng Xuân Vinh cũng như Nguyễn Thị Ánh Viên phải chịu đựng áp lực rất lớn, thậm chí là những phản ứng tiêu cực từ người hâm mộ nước nhà. Đây là lý do, trên mạng xã hội cá nhân, nữ VĐV bắn cung Châu Kiều Oanh đã chua chát chia sẻ:

"Khi chiến thắng, chúng tôi là người Việt Nam, khi thất bại, chúng tôi chỉ là kẻ thua cuộc".

Châu Kiều Oanh

ASIAD 18: Hoàng Xuân Vinh bị loại "sốc", HLV nói gì?
Nữ cung thủ sinh năm 1997 thẳng thắn phân tích:

"Tôi nói rồi nhưng không ai tin tôi cả đúng không? VĐV chuyên nghiệp là nghề rất bạc bẽo. Bạc bẽo ở chỗ khi bạn là nhà vô địch, bạn đứng trên bục cao nhất, bạn có thành tích quốc gia quốc tế thì bạn được mọi người công nhận được nghe những lời chúc mừng từ mọi phía. Và ngược lại bạn thất bại ở nội dung nào đó vì lí do cá nhân hay vì một số chấn thương bạn đang gặp hay vì bất cứ lí do gì mà bạn đang gánh chịu thì ở mọi phía đó chỉ nhìn về một mặt mà trách móc mà chỉ trích thậm chí là chửi rủa bạn".

Dù chưa nhiều tuổi nhưng Châu Kiều Oanh sau khi vụt sáng từ kỳ SEA Games 29 tại Malaysia, đã thực sự thấu hiểu áp lực vô hình cùng những nỗi niềm khó bày tỏ của VĐV chuyên nghiệp.

"Hôm nay chúng tôi thua, chúng tôi thất bại, chúng tôi cũng đâu muốn như vậy, ai mà không muốn đem lại vinh quang cho nước nhà nói chung và cá nhân nói riêng chứ, có ai mà muốn mình thua đâu. Hôm nay, chúng tôi thua nhưng bạn hãy nhìn lại những gì chúng tôi đã làm và xây dựng nên tên tuổi cho thể thao Việt Nam đi. Thay vì chỉ trích mắng chửi như vậy thì tại sao bạn không thử động viên, ngay lúc này chúng tôi cần những lời động viên từ các người dân Việt Nam hơn là những lời chỉ trích đó", Châu Kiều Oanh chia sẻ.

Nguyễn Thị Ánh Viên bật khóc sau khi thất bại ở nội dung 400m hỗn hợp nữ trên đường đua xanh tối 21/8 tại ASIAD 2018.

Chính thức: VOV mang bản quyền truyền hình ASIAD 2018 về cho Việt Nam
Đó là áp lực vô hình mà bất kỳ VĐV nào cũng phải đối mặt. Không nói đâu xa, VĐV tennis nổi tiếng thế giới Andy Murray cũng từng phải đối mặt với việc này. Tay vợt người Scotland khi giành HCV Olympic hay giành một giải Grand Slam nào đó mới được báo chí viết là "tay vợt Vương quốc Anh", còn khi Andy Murray thất bại thì anh lên báo với tên thường thấy là "tay vợt người Scotland".

Nhiều người không hiểu rằng, việc trở thành "biểu tượng" như Hoàng Xuân Vinh hay Nguyễn Thị Ánh Viên là "núi" áp lực khổng lồ đè nặng lên vai các VĐV mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Khi thi đấu thất bại, thành tích không được như mong muốn, đương nhiên người hâm mộ nước nhà buồn phiền, thất vọng — nhưng tất cả chúng ta quên rằng, người buồn nhất chính là các VĐV đó.

Dễ hiểu vì sao, Ánh Viên bật khóc tức tưởi và đi thẳng vào phòng thay đồ cũng như bỏ qua màn phỏng vấn với báo chí tối 21/8 sau thất bại ở cự ly 400m hỗn hợp vốn là thế mạnh của kình ngư vàng Việt Nam. Cũng dễ hiểu vì sao Hoàng Xuân Vinh, ở tuổi 45 — và đã quá dạn dày nhờ bản lĩnh của một người lính, lại chọn cách im lặng trước mọi phản ứng tiêu cực từ người hâm mộ.

Hoàng Xuân Vinh

Asiad 2018: U23 Việt Nam vẫn đang là "đầu tàu" của Đông Nam Á
Nhiều ý kiến cho rằng, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh hay Trần Quốc Cường đều đã luống tuổi và nên tập trung đầu tư cho các VĐV trẻ hơn ở môn bắn súng. Đó là điều bộ môn này vẫn đang làm nhưng kế hoạch đó không thể thực hiện nếu thiếu "biểu tượng" Hoàng Xuân Vinh.

Không có Hoàng Xuân Vinh, việc "chaỵ" tài trợ của bộ môn sẽ vô cùng khó khăn và giấc mơ "đủ đạn thật" để bắn tập của ĐT bắn súng Việt Nam sẽ mãi chỉ là giấc mơ. Sau tất cả kỳ tích xạ thủ sinh năm 1974 làm được ở Olympic Rio 2016, giờ có muốn rút lui trên vinh quang, "biểu tượng" Hoàng Xuân Vinh cũng không thể nghỉ được, vì đau đáu nỗi niềm giúp các đàn em cải thiện chế độ ăn uống, tập luyện… nhờ các nguồn tài trợ.

"Khi chiến thắng, tôi là người Việt Nam, khi thất bại tôi chỉ là kẻ thua cuộc" — hãy hiểu hơn cho các VĐV và luôn ở bên họ dù lúc thành công hay thất bại, là mong muốn của các VĐV ngày đêm tập luyện, khao khát cống hiến, mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Thảo luận