Biển Đông

Ưu tiên hàng đầu của Mỹ: Ngăn Trung Quốc bành trướng trên biển

Giới chức Mỹ đã nhận thấy sự liên hệ giữa những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở nước ngoài và các mục đích quân sự nên đặt ra ưu tiên hàng đầu là ngăn cản bàn tay của Trung Quốc vươn ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Dân Việt trích dẫn từ tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) cho biết.
Sputnik

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong bản báo cáo thường niên trình Quốc hội Mỹ hồi tuần trước, Lầu Năm Góc nhấn mạnh việc Trung Quốc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài.

"Mặc kệ" Trung Quốc, Mỹ kiên quyết duy trì hiện diện quân sự ở Biển Đông

Cùng với mối lo ngại về khả năng máy bay ném bom Trung Quốc tấn công căn cứ Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc càng có cơ sở để nhận định rằng hải quân Trung Quốc đang muốn ra biển lớn.

Trung Quốc đang tập trung mở rộng sự hiện diện ở các vùng biển mà Mỹ yếu thế nhất, bao gồm Ấn Độ Dương và phía nam Thái Bình Dương. Đó là một trong những lý do Quốc hội Mỹ phê duyệt mức ngân sách quốc phòng 717 tỷ USD với mục đích tập trung đối phó Trung Quốc.

Theo SCMP, các chính trị gia Mỹ đã bắt đầu nhìn thấy mối liên hệ giữa các dự án phát triển hạ tầng của Trung Quốc như "Vành đai và Con đường" với mục  đích mở rộng hoạt động quân sự.

Biển Đông trên bàn đàm phán Mỹ - Trung: Bắc Kinh "o ép và bắt nạt người khác"
Mỹ đã nhảy vào cuộc đua tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương bằng cách "tái thiết và mở rộng" Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á.

Các quốc gia Nam Á như Sri Lanka và Bangladesh cũng được Mỹ hỗ trợ quân sự, đào tạo quân đội. Mỹ đạt thỏa thuận với Ấn Độ về việc dùng chung các cảng biển và căn cứ quân sự trong khu vực.

Tuần trước, Mỹ thông báo viện trợ cho Sri Lanka 39 triệu USD để nước này cải thiện an ninh hàng hải. Đây là một phần trong gói 300 triệu USD mà Mỹ muốn giành cho các quốc gia trong khu vực.

Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Washington muốn làm suy yếu mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh trên các hòn đảo ở Ấn Độ Dương. Trên thực tế, Sri Lanka đã "rơi vào bẫy" của Trung Quốc từ lâu, với việc nước này phải cho Bắc Kinh thuê cảng biển trong 99 năm để trang trải nợ nần.

Sri Lanka

Bộ Quốc phòng Mỹ: Không cho phép Trung Quốc "viết lại quy tắc" trên Biển Đông
Bangladesh cũng có mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, điển hình là việc mua 23 máy bay Hongdu K-8W của Trung Quốc làm nhiệm vụ huấn luyện. Có một sự trùng hợp là các quốc gia trên cũng nằm trong dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Ở khu vực Nam Thái Bình Dương, Mỹ thể hiện ưu thế chiến lược từ Úc cho tới New Zealand. Nhưng Trung Quốc không chịu thua kém khi đã đầu tư vào khu vực này 1,3 tỷ USD  kể từ năm 2011.

Có dấu hiệu cho thấy nhiều quốc gia nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương cũng đang rơi vào "bẫy nợ" của Trung Quốc để rồi có thể phải cho Bắc Kinh thuê các cảng biển chiến lược. Đó là điều mà Washington cùng các đồng minh cảm thấy lo ngại.

Có thể nói, Mỹ đang tập trung toàn lực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm ngăn Trung Quốc tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự kể từ nước này xây dựng căn cứ hải quân ở Djibouti. Đây được coi là cửa ngõ quan trọng để Trung Quốc tiến vào Trung Đông.

Thảo luận