Biển Đông

Trung Quốc và các nước ASEAN đóng cửa khu vực trước các lực lượng bên ngoài?

Trung Quốc đã mời các nước thành viên ASEAN tham gia các cuộc tập trận hải quân chung một cách thường xuyên tại Biển Đông, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo cho biết, trích dẫn nguồn tin trong giới ngoại giao.
Sputnik

Việt Nam lên tiếng về khả năng Trung Quốc đưa vũ khí hạt nhân ra Biển Đông
Hãng cũng đưa tin Bắc Kinh đề xuất không nên tiến hành tập trận chung với đối tác nước ngoài mà không thông báo trước cho các nước trong khu vực. Xác suất mà đề nghị này sẽ được các nước ASEAN đáp ứng tích cực là đến đâu? Sputnik đã thảo luận vấn đề này với các chuyên gia Nga và Trung Quốc. Theo họ, những động thái mới nhất của ASEAN và Trung Quốc, nhằm hướng tới việc tình hình trong khu vực biển Đông sẽ được xác định bởi các nước trong vùng, chứ không phải bởi các nước từ bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Ngay cả trước khi cuộc diễn tập chung trên biển với các nước ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử, diễn ra vào tháng 10 năm nay, Trung Quốc tuyên bố muốn tổ chức sự kiện này thường xuyên hơn. Có lẽ sáng kiến ​​mới nhất của phía Trung Quốc cũng cần được xem xét trong bối cảnh những nỗ lực chung của Trung Quốc và ASEAN xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, Phó giám đốc Viện Á — Phi thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva Andrew Karneev nói với Sputnik. Chuyên gia nhắc lại việc vào đầu tháng này, Trung Quốc và các quốc gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại cuộc họp tại Singapore đã đồng ý về dự thảo của tài liệu này. Nhiều nhà quan sát sau đó lưu ý Hoa Kỳ tăng cường tuần tra tại khu vực tranh chấp, cố gắng chuyển xung đột vào giai đoạn căng thẳng và cản trở việc thực hiện thỏa thuận mới nhất của các nước ASEAN ổn định tình hình ở Biển Đông. Từ quan điểm này, tăng cường hợp tác giữa các nước khu vực trong lĩnh vực an ninh có vẻ khá hợp lý, để gia tăng lòng tin lẫn nhau. Minh bạch hơn trong các hoạt động quân sự, và quan trọng nhất, loại trừ ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài cũng sẽ làm cho khu vực an toàn hơn.

Trung Quốc đề nghị ASEAN cùng tập trận chung ở Biển Đông
Nga không phải là một bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và về cơ bản không đứng về bên nào, nhưng sự phát triển sự kiện thế này chắc chắn là phù hợp với lợi ích của Nga. Moskva xuất phát từ thực tế là tất cả các bên trong khu vực tranh chấp cần nghiêm chỉnh tuân theo nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm các giải pháp chính trị và ngoại giao trong những vấn đề còn tồn tại trên cơ sở luật pháp quốc tế, mà không cần sự can thiệp của các lực lượng từ bên ngoài, ông Andrew Karneev nói.

Chuyên gia Trung Quốc, nhà nghiên cứu của một trong những trung tâm phân tích hàng đầu của Trung Quốc — Viện Charhar — Ge Hongliang cũng nhận thấy động thái tích cực trong việc phát triển hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về lĩnh vực an ninh. Tuy nhiên chuyên gia tin rằng có thể có những khó khăn trong việc hạn chế ảnh hưởng từ các lực lượng ngoài khu vực.

"Mặc kệ" Trung Quốc, Mỹ kiên quyết duy trì hiện diện quân sự ở Biển Đông

Từ quan điểm cùng nhau đảm bảo tình hình ổn định trong khu vực Biển Đông với những nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN, sáng kiến ​​của Trung Quốc rất hữu ích và tích cực. Bên cạnh đó, việc tập trận thường xuyên giữa quân đội Trung Quốc và ASEAN là phù hợp với Quy Tắc Ứng Xử trên biển Đông và logic của sự phát triển hợp tác Trung Quốc — ASEAN trong lĩnh vực an ninh. Các diễn tập chung trên biển có thể bao gồm cả lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống. Mặc dù hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh đã phát triển trong những năm gần đây, mức độ hiện vẫn còn thấp. Về đề xuất cần báo trước trong trường hợp tập trận có sự tham gia của các cường quốc ngoài khu vực, tôi muốn lưu ý hai điểm. Đầu tiên, chúng ta cần xem xét liệu điều khoản này có được ghi vào trong văn bản cuối cùng của Bộ quy tắc ứng xử hay không. Thứ hai, ASEAN hiện không có sự đồng thuận một cách rõ ràng đối với quan hệ đồng minh giữa các nước thành viên với các cường quốc ngoài khu vực. Đó là lý do tại sao sự phối hợp lợi ích trong vấn đề này sẽ khó khăn, và một số nước ASEAN có thể phản đối. Đánh giá tình hình nói chung, chúng ta có thể nói rằng xác suất mà một số nước thành viên ASEAN ủng hộ đề xuất của Trung Quốc là khá cao, nhưng khó có thể tránh được những khó khăn trong quá trình đàm phán.

Thảo luận