Xử vụ logo "xe vua": Cán bộ nhận hối lộ bằng cách nào?

Tại tòa, các bị cáo trong đường dây logo "xe vua" khai đích danh cán bộ nhận hối lộ và cách giao nhận tiền cho cán bộ thanh tra giao thông, CSGT, NLĐO cho biết.
Sputnik

Ngày 30-8, TAND TP HCM đã xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Cảnh Chân (SN 1973; nguyên cán bộ Đội 1 Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai) "Môi giới hối lộ". Bị cáo Nguyễn Cảnh Chân là cán bộ cảnh sát giao thông (CSGT) duy nhất bị xét xử trong số hơn 80 cán bộ thanh tra giao thông (TTGT), CSGT bị khai đã nhận hối lộ.

Cựu CSGT tố cáo những thế lực bí ẩn bảo kê đường dây buôn logo "xe vua"
Liên quan đến vụ án, Nguyễn Văn Thới (SN 1976) và Lê Thị Cẩm Vân (SN 1982; cùng ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM) và 7 bị cáo khác bị xét xử tội "Đưa hối lộ".

Tại tòa, Nguyễn Văn Thới và Lê Thị Cẩm Vân khai nhận cả hai đều là chủ doanh nghiệp vận tải, có xe thường xuyên lưu thông trên địa phận TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương nên tiếp cận lực lượng TTGT, CSGT đưa hối lộ để không bị xử phạt.

Nguyễn Văn Thới đã tiếp cận cán bộ, thống nhất in logo có số "68" và chữ "Garage Thành Đô". Bằng hình thức bán logo "xe vua", Thới thu về 22,7 tỉ đồng; sử dụng 17,8 tỉ đồng nộp phạt, thu lợi 1,3 tỉ đồng còn lại đưa hối lộ cho TTGT, CSGT.

Nguyễn Cảnh Chân thừa nhận đã nhận từ Thới hơn 1,2 tỉ đồng để đưa hối lộ cho lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai. Cụ thể đưa cho ông ông Võ Thanh Sơn, đội trưởng Đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai hơn 600 triệu đồng.

Cựu CSGT tố cấp trên nhận hối lộ
Sau khi ông Sơn chết, Chân đã làm môi giới hối lộ và tiếp tục nhận 600 triệu đồng từ Thới để đưa cho ông Đỗ Hữu Tuyến, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, Chân xén bớt 300 triệu đồng tiêu xài và chỉ đưa ông Tuyến 300 triệu đồng.

Bằng việc bán logo "Xe chở hàng", Lê Thị Cẩm Vân thu về 7,9 tỉ đồng. Vân dùng 627 triệu đồng đưa hối lộ cho cán bộ Đội 7, Đội 8 TTGT TP HCM. Vân khai hưởng lợi được 1,5 tỉ đồng và đã nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính.

Vân khai: "Bị cáo đưa hối lộ cho anh Sơn, anh Hồng ở Đội 7 và một số cán bộ khác ở Đội 8 TTGT với số tiền 627 triệu đồng. Trong các lần đưa hối lộ bị cáo không trực tiếp đưa nhưng thuê xe ôm cũng như kêu nhân viên, người thân đi đưa hối lộ".

Các đồng phạm của Vân khai rằng Vân đưa số điện thoại cán bộ để liên hệ việc đưa hối lộ cũng như cách thức, địa điểm giao tiền hối lộ. Có khi cán bộ ra trạm xe buýt nhận tiền hoặc địa điểm riêng. Cá biệt có cán bộ hẹn ra ngã tư Ga (quận 12) nhận tiền, khi nhận tiền thì cán bộ đeo khẩu trang kín mặt nên không thể nhận dạng!

Những thế lực bí ẩn trong đường dây bảo kê logo "xe vua" ở Sài Gòn
Các bị cáo khai nhận đã đưa hối lộ cho 18 cán bộ TTGT, 62 cán bộ CSGT thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM. Tuy nhiên, khi được lấy lời khai, đối chất thì 80 cán bộ này đều phủ nhận hành vi nhận hối lộ.

Mặc dù, Thái và Vân nhận diện được hàng loạt cán bộ CSGT và TTGT, tuy nhiên, cáo trạng của VKSND Tối cao cho rằng không có chứng cứ, tài liệu chứng minh nên không truy cứu các cán bộ tội "Nhận hối lộ".

Bà "trùm" đi cấp cứu

Đến 14 giờ 10 phút cùng ngày, trong lúc HĐXX xét hỏi các đồng phạm thì bà "trùm" Lê Thị Cẩm Vân bị tụt can-xi, tay chân co quắp. Luật sư của bị cáo đã yêu cầu đưa Vân đi cấp cứu. Sau khi hội ý, HĐXX đã hoãn xử.

Thảo luận