Nga dọn sạch bom mìn NATO tại Serbia

Các công binh Nga đã làm việc 10 năm để khắc phục hậu quả của các vụ ném bom của NATO ở Serbia. Họ đã dọn sạch hơn 6 triệu mét vuông lãnh thổ ở các vùng khác nhau, bị ảnh hưởng bởi các cuộc không kích của Liên minh. Nga có ý định gia hạn dự án nhân đạo gỡ mìn tại Serbia cho đến năm 2020 và phân bổ ngân quỹ hơn 20 triệu đô la cho mục đích này.
Sputnik
Serbia điều tra hậu quả vụ đánh bom của NATO năm 1999

Chính phủ Liên bang Nga đã gia hạn tiếp dự án nhân đạo phá hủy bom mìn trên lãnh thổ Cộng hòa Serbia cho đến năm 2020. Vào ngày 23 tháng Tám, các công binh thuộc Trung Tâm tiến hành chiến dịch cứu hộ đặc biệt nguy hiểm "Lider" và Trung Tâm Cứu Hộ Noginsk của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã đến Serbia. Chương trình giúp đỡ nạn nhân chiến dịch oanh kích của NATO năm 1999, dưới cái tên "Cuprija 2" đã được đưa ra vào năm 2008, trong 10 năm các chuyên gia Nga cùng với các đồng nghiệp Serbia đã làm sạch khu vực rộng lớn — hơn 6 triệu mét vuông khỏi các loại bom mìn, bom bi chưa phát nổ. Theo Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, đã vộ hiệu hóa hơn 13000 vật nổ.

Công binh Nga dọn sạch bom mìn NATO tại Serbia theo chương trình "Cuprija 2"

Theo thông tin từ Trung tâm rà phá bom mìn (Centar za razminiranje), cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về việc giải quyết hậu quả của chiến dịch ném bom, được thành lập sau khi NATO không kích,  bom bi chưa nổ được phát hiện tại hơn 16 khu vực cộng đồng ở Serbia, bao gồm cả ngoại ô Kosovo và Metohija — diện tích hai triệu rưỡi triệu mét vuông. Hơn 11 triệu mét vuông đã được dọn sạch bom bi. Khảo sát của địa phương cho thấy hơn 6 triệu mét vuông lãnh thổ Serbia bao phủ bom mìn sau cuộc không kích của NATO, phần lớn trong số đó đã được dọn sạchvào năm 2009. Khoảng 150 địa điểm cho đến nay, có lẽ vẫn còn bom mìn NATO nằm dưới đất ở độ sâu tới 20 mét.

Tưởng nhớ các nạn nhân trong chiến dịch ném bom của NATO được tổ chức ở Serbia

Điều phối viên của trung tâm nhân đạo Nga-Serbia ở Nis, Glamochliya Bojan nói với Sputnik Serbia về dự án "Cuprija 2" và sự giúp đỡ của công binh Nga trong việc tháo gỡ bom mìn trên lãnh thổ Serbia. Ông khẳng định lại việc Nga cho đến năm 2020 sẽ đầu tư vào dự án hơn 20 triệu USD.

"Trong năm nay, đội gỡ mìn nhân đạo bao gồm 52 chuyên gia cao cấp, những người có thể phát hiện, nhận dạng và vô hiệu hóa vật nổ. Nhiều người trong số họ đến làm việc ở Serbia không phải lần đầu tiên",- ông nói với Sputnik.

Các công binh Nga dọn sạch bom mìn tại Serbia

"Chính phủ Liên bang Nga đã gia hạn dự án nhân đạo ở Serbia cho năm 2019 và 2020. Hiện tại, Trung tâm tháo gỡ bom mìn xác định các khu vực ưu tiên để dọn dẹp", Glamochlia cho biết.

Ông không giấu niềm vui trước việc gia hạn dự án hợp tác và tin tưởng việc tiếp tục đầu tư nhân đạo của Nga cho thấy Moskva hiểu rõ các thách thức nhân đạo và môi trường nghiêm trọng Serbia phải giải quyết trong 19 năm qua.

Serbia không ủng hộ biện pháp trừng phạt chống Nga của phương Tây

Điều phối viên của Trung tâm nhân đạo nói rằng trong những tháng tới, công binh Nga với các đồng nghiệp Serbia sẽ rà phá bom mìn tại các khu vực giữa các điểm dân cư Paracin và Cuprija, trên địa bàn huyện Pomoravlje, ở miền trung Serbia. Tại ngọn đồi gọi là Karadjorđevo Brdo, đã xảy ra vụ nổ kho đạn dược vào năm 2006, do đó ở đây, ngoài những tàn tích các vụ không kích của NATO, còn cần phải giải quyết hậu quả của vụ nổ.

Chuyên gia Serbia cho biết người dân địa phương đã quen mặt những người công binh Nga, vì họ đã đến đây hàng năm, kể từ năm 2008.

"Người quản lý dự án năm nay một lần nữa sẽ là Bogdan Pilipchuk, một chuyên gia gỡ mìn giàu kinh nghiệm đã làm việc tại Serbia hơn năm năm. Chúng tôi rất vui vì điều này", Glamochlia nói.

Các công binh Nga và Serbia dọn sạch bom mìn tại Serbia

Glamochliya nói sự xuất hiện của công binh Nga — luôn luôn là một sự kiện tuyệt vời tại Trung tâm nhân đạo ở Nis, bởi vì cơ quan mắc nợ họ về chính sự tồn tại của mình: ý tưởng thành lập nảy sinh sau các hoạt động rà phá bom mìn được chuyên gia Nga  thực hiện tại sân bay "Nis". Trung tâm Nhân đạo Nga — Serbia được thành lập vào năm 2012.

Ông nhắc lại rằng ngoài công binh Nga, đến Trung tâm Nhân đạo còn có nhân viên cứu hỏa, cứu hộ và các chuyên gia khác của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, đào tạo các đồng nghiệp Serbia tác nghiệp trong các tình huống khó khăn.

Thảo luận