Nhà chính trị học: Phương án thay thế Nga dành cho châu Âu lại là thách thức với Hoa Kỳ

Chuyên gia chính trị học kiêm nhà báo, giảng viên khoa Chính trị học của Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga Leonid Krutakov trong cuộc phỏng vấn của Sputnik đã bình luận về sự bùng phát căng thẳng trong quan hệ giữa Berlin và Washington.
Sputnik
Donald Trump công bố kế hoạch của EU về việc xây dựng trạm tiếp nhận khí hóa lỏng từ Mỹ

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas kêu gọi EU từ bỏ nguyên tắc đồng nhất thông qua quyết định để không phải co rúm "như con thỏ trước con trăn" vì lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt. Ông đưa ra tuyên bố này trong cuộc phỏng vấn của tờ Bild.

Bình luận về mối quan hệ giữa châu Âu và Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Maas phê phán tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump coi Liên minh châu Âu là kẻ thù của Hoa Kỳ.

"Trong trường hợp biện pháp trừng phạt kinh tế và thuế hải quan, chúng ta không nên ngồi co rúm như con thỏ trước con trăn", — Ngoại trưởng nói thêm.

Ông cũng cam đoan rằng sẽ không có chuyện chia rẽ châu Âu, nhắc nhở về phản ứng đoàn kết của EU khi  Washington  áp đặt thuế hải quan và Hoa Kỳ ra khỏi giao kèo  hạt nhân Iran.

Trong đó, Ngoại trưởng Đức ghi nhận sự cần thiết phải thay đổi thủ tục thông qua những quyết định đối ngoại quan trọng của Liên minh châu Âu, bởi theo ông quy định hiện hành dựa trên trên cơ sở nhất trí là góp phần đẩy tăng căng thẳng ngay trong nội bộ EU.

Chính quyền Hoa Kỳ ráo riết thực hiện luận đề “Nước Mỹ trên hết”

"Điều này gợi nhớ thời điểm khi xây dựng đề án khí đốt đầu tiên "Gas đổi lấy đường ống" từ thời còn Tây Đức và Đông Đức. Khi đó, người Mỹ cũng ráo riết gây sức ép với Tây Đức để ngăn chặn đề án này. Đã áp dụng trừng phạt, tung sức ép chính trị chưa từng thấy. Hồi đó, nhà cung cấp chính về hydrocarbon là các công ty Mỹ. Và khi xuất hiện phương án thay thế như Nga, thì đối với người Mỹ, đó là thách thức nghiêm trọng. Châu Âu đã giảm bớt độ lệ thuộc vào họ, hoặc ít nhất cũng đã đa phương hóa an ninh năng lượng của châu lục".

Chuyên gia: Những nỗ lực của Mỹ nhằm "phá hỏng" WTO sẽ đưa tới đâu?

"Hôm nay là tình huống tương tự. Nếu "Dòng chảy phương Bắc — 2" và "Dòng chảy  Thổ Nhĩ Kỳ" được xây dựng, Ukraina sẽ mất lợi thế trung chuyển và toàn bộ ván bài người Mỹ chơi trên lục địa Âu sẽ hạ uy tín. Tất nhiên, châu Âu mà trước hết là Đức đang tập hợp sức mạnh. Đức hiện  nay là thủ lĩnh EU, nhưng đồng thời EU là đề án chính trị của Mỹ, và Đức bị trói tay bởi vậy. Người Đức dù sao cũng đang tiến lên phía trước, do đó Washington cùng London một lần nữa thổi phồng tầm quan trọng của nước Pháp ở châu Âu — người Anglo-Saxons cần một đối trọng kiềm chế Đức", — chuyên gia Leonid Krutakov nhận định.

Thảo luận