Chìa khóa giúp Nga thành công ở Việt Nam

Nga và Việt Nam duy trì đối thoại chính trị thường xuyên, đạt được thành công trong sự phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự. Nhưng, trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, khoa học và văn hóa, Nga tụt hậu so với các đối tác của Việt Nam từ châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Cần phải làm gì để Nga cảm thấy tự tin hơn ở Việt Nam?
Sputnik

"Một trong những nguyên nhân chính của sự hiện diện không đáng kể của các doanh nghiệp Nga tại Việt Nam là việc trong cộng đồng doanh nghiệp Nga và ở nước Nga nói chung thiếu thông tin khách quan về đất nước này, — một trong những nhà Việt Nam học hàng đầu của Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học tổng hợp quốc gia St. Petersburg, cho biết. — Ban lãnh đạo của Đại học St. Petersburg cố gắng khắc phục sự thiếu thông tin về Việt Nam. Ví dụ, vào ngày 5 tháng 9, tại Phòng Thương mại của thành phố St. Petersburg dưới sự bảo trợ của Ủy ban Đối ngoại của Chính phủ St. Petersburg và Đại học St. Petersburg đã tiến hành hội nghị khoa học-thực tiễn "Nga-Việt Nam: hôm qua, hôm nay và ngày mai", hoạt động này được tổ chức trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị có được sự quan tâm rất lớn của giới doanh nghiệp và thanh niên thành phố chúng tôi. Phát biểu khai mạc hội nghị là ông Sergey Katanandov, đặc phái viên của Thống đốc TP Saint Petersburg.  Hai tháng trước, ông đã dẫn đầu phái đoàn lớn của thành phố chúng tôi đến thăm  thành phố kết nghĩa — Thành phố Hồ Chí Minh — để tham gia lễ kỷ niệm 95 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nước Nga Xô Viết, đến Petrograd (tên gọi cũ của thành phố trên bờ sông Neva). Tại Hội nghị tôi đã giới thiệu tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng, đã nói về sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, về uy tín của Việt Nam ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á. Tôi đặc biệt nhấn mạnh những thành tựu của Việt Nam trong chiến dịch chống tham nhũng đang được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Trung ương Đảng. Những kinh nghiệm của Việt Nam là rất hữu ích cho Nga, bởi vì tham nhũng là một vấn nạn còn phổ biến trong xã hội Nga đang cản trở sự phát triển của mối quan hệ hợp tác Nga-Việt. Hy vọng rằng, thỏa thuận vừa được ký kết giữa Nga và Việt Nam về sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật của hai nước sẽ mang lại kết quả".

Tổng thống LB Nga V. Putin và Tổng Bí thư UBTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam ký một loạt văn bản
Doanh nhân Nga chưa thể thực hiện bước đột phá trên thị trường Việt Nam vì thiếu thông tin về tình hình thực tế trong nước, không tham khảo ý kiến của các chuyên gia khi lập kế hoạch hợp tác với các đối tác Việt Nam, và không tiến hành các cuộc đàm phán sơ bộ. Trong  xã hội Nga, góc nhìn về Việt Nam của nhiều người rất giống bệnh "mất trí nhớ ngược chiều", họ hình dung về Việt Nam qua những hình ảnh chiến tranh rất xưa cũ, một Việt Nam rất nghèo nàn dưới thời Liên Xô, họ không biết những gì đang xảy ra ở nước này, Giáo sư Kolotov cho biết. Nguyên nhân chính là trong những phương tiện truyền thông Nga thiếu thông tin khách quan về Việt Nam, cũng như trên báo chí Việt Nam thiếu thông tin về nước Nga. Theo ông Kolotov, St Petersburg là một tấm gương tốt đáng học hỏi về việc xây dựng mối quan hệ với Việt Nam, ở thành phố này không chỉ các quan chức cao cấp mà cả những đại diện của giới doanh nghiệp, khoa học và giáo dục cũng tích cực tham gia cuộc đối thoại Nga-Việt.  Thống đốc thành phố Saint Petersburg đã thành lập một nhóm làm việc bao gồm đại diện của tất cả các tầng lớp này, mà các khu vực khác của Nga chưa có những tổ chức như vậy. Theo tôi, nên phát huy sáng kiến này bởi vì sự thành công của hợp tác Nga-Việt chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ hợp tác ở cấp khu vực.

Nga và Việt Nam mở rộng việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong các giao dịch chung
Cuộc đối thoại được tổ chức theo cách này mang lại kết quả. Trong năm qua, St. Petersburg đã đón tiếp 15 phái đoàn từ Việt Nam, kể cả các đoàn đại biểu do các ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đầu. Các doanh nghiệp của thành phố đang cung cấp các sản phẩm quan trọng nhất cho Việt Nam. Chính ở đây đã xây dựng 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka tạo thành cơ sở của hạm đội tàu ngầm Việt Nam, chính ở thành phố này đã đào tạo các thủy thủ đoàn cho các tàu này. Hai nước tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật —quân sự. Các tuabin của công ty Silovye mashiny đang làm việc tại các nhà máy nhiệt điện chính của Việt Nam. Hàng trăm sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học St. Petersburg. Là một trong những trung tâm khoa học và công nghiệp lớn nhất của đất nước, thành phố Saint Petersburg có thể phát triển hợp tác với các đối tác Việt Nam và thành phố kết nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, hiện nay các chuyên gia của Nga và Việt Nam đang phát triển dự án xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho các thành phố Việt Nam.

Có thể nói rằng, mối quan hệ Nga-Việt đã bắt đầu 95 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) lần đầu tiên đến Nga (đến Petrograd, nay là St. Petersburg). Và bây giờ, khi toàn thế giới đang trải qua một giai đoạn phức tạp, chúng ta phải làm mọi thứ có thể để đưa quan hệ Nga-Việt lên một tầm cao mới.

Thảo luận