Khảo sát: Đa số người Nga đánh giá tích cực về chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Người Nga ngày càng có nhiều thiện cảm với Trung Quốc và chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, hơn là các cư dân Pháp, Đức, Anh và Hoa Kỳ. Một nửa số người Nga coi Trung Quốc là đối tác và chỉ hơn 1/3 một chút (34%) thấy Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh, còn nhìn chung 59% đánh giá tích cực về hành động của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế.
Sputnik

Tình hình này thể hiện qua cuộc thăm dò khảo sát do quỹ «Dư luận xã hội» của Nga phối hợp với IFop, công ty lâu năm chuyên thăm dò ý kiến ​​công chúng ở Pháp tiến hành dành cho Sputnik. Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin Chính trị, ông Alexei Mukhin trong cuộc phỏng vấn của Sputnik đã nhận định, kết quả thăm dò ý kiến như vậy là ​​"có thể tiên liệu được". Kết quả đó phản ánh «tư duy tỉnh táo của các công dân Nga, và ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông Mỹ ở châu Âu». Phó Giám đốc Viện Quốc gia về Phát triển Tư tưởng hiện đại, ông Igor Shatrov cho rằng "kết quả biểu hiện nhận thức khác nhau của công chúng về Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên. Đây là hệ quả của chính sách đối nội và đối ngoại của những quốc gia, "nơi tiến hành cuộc điều tra ý kiến này».  

Cuộc thăm dò ý kiến ​​được thực hiện trong nửa đầu và nửa thứ hai của tháng 8 năm 2018. Ở Nga, 1500 người trên 18 tuổi đã trả lời câu hỏi điều tra dư luận. Ở Pháp, Anh, Đức và Hoa Kỳ, có từ 1003 đến 1013 người cùng độ tuổi đã tham gia khảo sát. Cứ hai người Nga thì có một người nói rằng Trung Quốc «chắc là đối tác» của Nga. Trong khi đó, ở Pháp, Anh và Hoa Kỳ, chỉ có 1/6 — 1/7 số người trả lời nêu quan điểm tương tự. Ở Đức, thiện cảm dành cho Trung Quốc hóa ra có phần cao hơn một chút: ¼ người Đức được hỏi ý kiến coi Trung Quốc là đối tác.

Trung Quốc «là đối thủ cạnh tranh chứ không phải đối tác» — trong quan điểm của 34% người Nga tham gia khảo sát, trong khi ở Pháp chỉ số này cho thấy ít thiện cảm nhất với Bắc Kinh — 56%. Tại Mỹ, 55% số người coi Trung Quốc là «đối thủ cạnh tranh». Còn ở Đức và Anh — con số tương ứng là 41% và 40%.

Tính trung bình, hơn 44% số người được hỏi ở phương Tây (47% người Mỹ, 45% người Pháp và 44% người Đức và người Anh) đánh giá tiêu cực về hành động của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế. Đồng thời phần lớn người Nga — 59%, ngược lại, cho đánh giá tích cực về hành động của Bắc Kinh.

Chỉ có 1/10 người Nga tỏ ra không thích cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế, trong khi ở Mỹ và Tây Âu, số người đánh giá tiêu cực về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh lớn hơn đến bốn lần. Tại Pháp — 45%, ở Đức và Anh — 44%, còn ở Mỹ — 47% số người được hỏi. Ở Nga — 11%.

Người Nga coi Trung Quốc tốt hơn phương Tây

Có điều thú vị là ở phương Tây so với giới trẻ thì thế hệ già hơn thường hay coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và có cái nhìn tiêu cực về cách hành xử của Bắc Kinh. Ở Nga có xu hướng tương tự: những người trẻ từ 18-30 tuổi thường gọi Trung Quốc là đối tác của Nga, nhiều hơn giới trung niên và cao niên. Khi xét hành động của Trung Quốc trên đấu trường quốc tế hầu như không có sự khác biệt đáng kể nào trong đánh giá của những người thuộc các nhóm tuổi này.

So với nhóm cư dân thu nhập thấp, những người Nga có thu nhập cá nhân hàng tháng cao hơn thường xếp Trung Quốc là đối tác. Ở Mỹ thì ngược lại, số có thu nhập kinh tế gia đình càng cao hơn càng thường xuyên hơn thấy ở Trung Quốc một đối thủ cạnh tranh.

«Từ lâu Hoa Kỳ quen định hướng ý kiến ​​công chúng ở Tây Âu. Vì vậy, ngày nay, thông qua các phương tiện truyền thông Mỹ, hình ảnh Trung Quốc qua mô tả ở Tây Âu thường là một đối thủ chính trị nguy hiểm và đối thủ cạnh tranh mạnh trên bình diện kinh tế. Tương ứng, Bắc Kinh là đối tượng nguy hại cho lợi ích của Hoa Kỳ, và cái gọi là «trục Đại Tây Dương». Đó là kết quả thăm dò trong mục «Trung Quốc — đối thủ hoặc đối tác», — chuyên gia Alexei Mukhin nhận xét.

Sự tiếp nhận khác nhau đến thế về Trung Quốc của công chúng Nga và phương Tây không đáng ngạc nhiên. Đó là hệ quả của chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia tiến hành khảo sát, — ông Igor Shatrov Phó Giám đốc Viện phát triển tư tưởng hiện đại nhận xét.

«Ở Nga, chính giới, doanh nhân, chính trị gia, phương tiện truyền thông điện tử thường nói về sự hợp tác với Trung Quốc, gọi đất nước này là đối tác của Nga. Nhiều người kể không theo trào lưu tuyên truyền mà chỉ đơn giản là cung cấp thông tin then chốt. Cụ thể, có rất nhiều thông tin về các dự án chung, đặc biệt là ở cấp vùng và khu vực. Tại Mỹ, trái lại ví dụ, từ phát ngôn của các chính trị gia,  cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, rồi Tổng thống Trump cũng như đối thủ của ông, thường xuyên là những thông báo cho rằng Trung Quốc gần như là kẻ thù, chí ít thì cũng là đối thủ. Người ta xếp Trung Quốc ngang hàng với Nga và những nước khác, bởi tất cả số quốc gia này đều không tuân phục đi theo vòng quay của chính sách Mỹ. Điều đó ngoại suy ra ý kiến ​​của người dân. Nếu Trump nói rằng Trung Quốc  là mối đe dọa, thì người dân Mỹ đơn giản quả thực sẽ đồng ý với Trump, dù hoàn toàn không hiểu và không biết người Trung Quốc», — chuyên gia Igor Shatrov kết luận.

Thảo luận