CEO của VNG: 'Đừng làm điều bình thường, hãy khác biệt'

“Các bạn sinh viên ngồi đây hãy hình dung tương lai 20 năm nữa. Đó chính là tương lai của các bạn. Có thể sẽ có bạn xây dựng được công ty hàng tỷ đô la ở Việt Nam hoặc châu Á. Đừng làm điều bình thường, hãy làm điều khác biệt, những việc tưởng chừng không tưởng”, ông Lê Hồng Minh, CEO của VNG nói, tienphong.
Sputnik

Sáng 11/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF) năm 2018 đã diễn ra Diễn đàn mở với chủ đề "ASEAN 4.0 cho tất cả?" Phiên thảo luận có sự tham gia của ông Rajan Anandan, giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google Ấn Độ; bà Yasmin Mahmood, tổng giám đốc điều hành MDEC, Malaysia; bà Annie Koh, giám đốc học viện Thương mại Quốc tế, giáo sư Đại học Quản lý Singapore; ông Lê Hồng Minh, đồng sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành — Công ty Cổ phần VNG (Việt Nam) và ông Syed Saddiq Abdul Rahman, 25 tuổi, bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia.

WEF ASEAN 2018: Doanh nghiệp logistics trước làn sóng Cách mạng 4.0
Thành, bại do người trẻ

Trao đổi tại diễn đàn, ông Rajan Anandan, giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google Ấn Độ cho rằng, Việt Nam đang có làn sóng, tinh thần phát triển kinh doanh rất tốt. Mở rộng ra, nếu toàn bộ ASEAN hợp lại thì có tiềm năng rất lớn.

"Kỹ năng là quan trọng nhất. Cần tạo kỹ năng cho mọi cấp, từ sinh viên tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa", ông Rajan Anandan nói.

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Syed Saddiq Abdul Rahman (sinh năm 1992) cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra cả cơ hội và thách thức. Malaysia và Việt Nam đang có một cộng đồng trẻ, năng động, sáng tạo. Riêng Malaysia, trong gần hai thập niên qua đã nỗ lực tạo ra hành lang phù hợp, tâm thế chuẩn bị để phát triển. "Quan trọng là thanh niên cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng. Xưa nay, người ta vẫn quan niệm khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già. Nhưng hiện nay người trẻ là những người có năng lực. Cần phải công nhận vai trò, năng lực của người trẻ.Cách mạng công nghiệp 4.0 thành công hay không là do người trẻ chúng tôi", ông Syed Saddiq Abdul Rahman nói.

Để người trẻ thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, ông Syed Saddiq Abdul Rahman cho rằng, người trẻ không chỉ đơn thuần là thích ứng. Bởi thích ứng chỉ là tuân theo, làm việc một cách bình thường.

"Chúng ta cần phải suy nghĩ khác đi. Hãy vượt ra khuôn khổ bình thường. Trong kỷ nguyên kỹ thuật, kỷ nguyên số thì phải tìm kiếm niềm đam mê. Có người muốn thành chính trị gia, có người muốn kinh doanh. Khi đã xác định được cảm hứng, tham vọng thì phải luôn suy nghĩ trước một bước.Ví dụ như  thế hệ bây giờ cần gì trong 10 năm tới. Khi còn trẻ, phải chấp nhận rủi ro. Phải có tham vọng, tìm ra những biện pháp khác thường để đạt được kết quả khác thường. Nếu theo đuổi đam mê thì sẽ làm được những điều kỳ diệu", ông Syed Saddiq Abdul Rahman nói.

Bà Annie Koh cho rằng, người trẻ không nên hạn chế năng lực của mình. Thế hệ sinh viên hiện nay đều sinh ra từ những năm 2000, được hưởng cuộc sống thanh bình. Điều cần làm là phát huy năng lực, phát huy văn hóa cộng đồng ASEAN ngay từ đầu để tạo hệ sinh thái, tạo cộng đồng cho bản thân phát triển.

Tại diễn đàn, ông Lê Hồng Minh, CEO của VNG đã chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của mình. Theo ông Minh, ông và các cộng sử chỉ "chơi game và thành lập công ty". Ông Minh thừa nhận sinh ra và lớn lên vào giai đoạn may mắn, khi máy tính và internet bắt đầu vào Việt Nam.

"Chúng tôi thấy công nghệ đó thật tuyệt vời, có thể thực hiện nhiều ước mơ, ví dụ như kết nối với người không ngồi cạnh mình. Có thể các bạn thấy điều này thật đơn giản, nhưng 20 năm trước điều đó thật kỳ diệu", ông Minh nói.

Ông Minh kể, năm 2007, khi nhà sáng lập hãng Apple Steve Job giới thiệu iPhone, ông hiểu đó là một điều kỳ diệu. "Các bạn sinh viên ngồi ở đây hãy hình dung 20 năm nữa. Đó chính là tương lai của các bạn. Có thể sẽ có bạn xây dựng được công ty hàng tỷ đô la.Đừng làm điều bình thường, hãy làm điều khác biệt, những việc tưởng chừng không thể tưởng tượng được", ông Minh nói.
Làm sao để người trẻ

WEF ASEAN 2018: Góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam
không bị bỏ lại trong cách mạng 4.0?

Kiến thức trên giảng đường chỉ vài năm có thể lạc hậu, vì thế học hỏi, không ngừng học hỏi và tò mò là chìa khóa để "sống sót" trong cách mạng 4.0.

Làm sao để tận dụng cơ hội và "sống sót" trong cách mạng 4.0 được là câu hỏi được các bạn trẻ đặt ra nhiều nhất tại diễn đàn. Bà Yasmin Mahmood, CEO MBIC nói, cuộc cách mạng lần này sẽ có người thất bại và người tạo ra sự đột phá.

Bà kể câu chuyện của mình: "Có một điều bám theo tôi suốt cuộc đời là tính tò mò. Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng bản xa xôi, không có TV. Khi được xem TV tôi rất tò mò làm sao nó lại hoạt động được như thế. Điều tôi lo lắng, nhiều bạn trẻ học đại học chỉ để lấy bằng thôi chứ không có tính tò mò. Khi các bạn cầm smartphone trên tay, bạn chỉ sử dụng những tiện ích của nó mà không tò mò công nghệ nào làm ra những tiện ích đó. Các bạn chỉ tận hưởng lợi ích của công nghệ thì sẽ không đi đến đâu". Bà Yasmin Mahmood nói thêm, học hỏi là điều rất quan trọng. Những người có kỹ năng thấp, không mong muốn học hỏi sẽ bị thay thế trong cuộc cách mạng này.

Ông Lê Hồng Minh chia sẻ thêm, 5 năm trước công nghệ marketing kỹ thuật số là lĩnh vực rất hot. Bạn cần hiểu rõ cách quảng cáo online cho một doanh nghiệp trên FB, Google. Nhưng hiện nay trí tuệ nhân tạo đã làm thay điều đó. Như vậy, chỉ 5 năm, một lĩnh vực từng rất hot thành lỗi thời. Hầu hết kiến thức học trong trường sau một thời gian sẽ lạc hậu. Để tồn tại, cần phải học các kỹ năng thích ứng, học tập liên tục. Đó là áp lực các sinh viên mới ra trường phải đối mặt.

Ông Syed Saddiq Syed Abdul Rahman, Bộ trưởng Thể thao và Thanh niên Malaysia nhận định, 2 thập kỷ tới, khoảng 50% công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi robot hoặc trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 diễn ra, nhiều việc làm mất đi nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều việc làm mới.

WEF ASEAN 2018 qua các con số
Nên tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành diễn đàn kinh tế thế giới nói, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, robot sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng, truyền thông liên lạc.

Cách mạng 4.0 không chỉ làm thay đổi mô hình kinh doanh, cạnh tranh mà còn thay đổi cả nền kinh tế và xã hội. Để tận dụng được cách mạng 4.0 thì điều quan trọng nhất là xây dựng một xã hội cởi mở, chào đón sự thay đổi, đồng thời chuẩn bị kỹ càng cho những gì sắp tới. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng ngay cả khi trọng tâm của 4.0 là công nghệ, con người vẫn không nên quá phụ thuộc vào chúng, mà nên nắm bắt, tận dụng những công nghệ này.

Ông Rajan Anandan, đại diện của Google cho rằng, khu vực ASEAN gồm Việt Nam, có nền kinh tế số phát triển nhanh nhưng còn nhiều tiềm năng. Kinh tế số ở Việt Nam mới chiếm 7% GDP trong khi Trung Quốc là 16% và EU là 27%. Để ASEAN có thể nắm bắt được tiềm năng của lĩnh vực này cần tập trung vào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tạo ra tới 80% việc làm. Ông cho biết thêm, Google cam kết đào tạo kỹ năng cho lãnh đạo 3 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới, qua đó giúp các doanh nghiệp này có thể khai thác tốt nhất cuộc cách mạng 4.0.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN, việc tiếp cận tầm nhìn chiến lược, xác định cơ hội và thách thức trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là con đường nhanh và hiệu quả để lựa chọn những định hướng, giải pháp quốc gia tạo bước phát triển đột phá, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trên thế giới. Đây cũng là cơ hội cho giới trẻ ASEAN phát huy năng lực trí tuệ, sáng tạo để biến thách thức thành thời cơ, chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm và gặt hái thành công trong quá trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

 

 

Thảo luận