Trong thời kỳ Xô viết, đường sắt xuyên Siberia thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ Nhật Bản đến châu Âu, nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô, dòng vận chuyển hàng hóa này đã giảm dần. Ưu điểm chính của giao thông trên tuyến đường sắt xuyên Siberia là giá thành vận chuyển rẻ của nó. Tuy nhiên, đã có rất nhiều vấn đề biến lợi thế này thành không còn gì. Trong số đó, việc thiếu thời hạn giao hàng rõ ràng cho người tiêu dùng, thủ tục phức tạp để chuyển tải hàng hóa từ tàu biển sang toa vận tải đường sắt và chất lượng giữ gìn hàng hóa kém.
Tuy nhiên, nhiều thứ đang được thực hiện ngay bây giờ để xây dựng lại tuyến đường sắt xuyên Siberia nhằm nâng cao chất lượng và sự tiện lợi của việc vận chuyển hàng hóa và trả lại tình trạng này cho tuyến đường sắt như là đường huyết mạch hậu cần lớn nhất.
Takahashi: "Tái thiết Transsib là một chủ đề quan trọng. Tôi nghĩ rằng việc chuyển đổi tuyến đường sắt này thành tuyến đường hậu cần chính để lưu thông hàng hóa giữa Nhật Bản và Nga sẽ góp phần vào sự phát triển quan hệ đối tác kinh tế Nhật-Nga. Các chuyên gia Nhật Bản và Nga, khi hợp nhất lực lượng, sẽ cung cấp cuộc sống thứ hai cho tuyến đường sắt xuyên Siberia".
Năm nay, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã triển khai một dự án thí điểm vận chuyển hàng hóa dọc theo Tuyến đường sắt xuyên Siberia. Dự án được thực hiện với sự hợp tác của Đường sắt Nga và nhằm thúc đẩy việc sử dụng giao thông liên lạc bằng đường sắt tiếp nối sau đường biển và đường không. Hai trong số bảy dự án thí điểm được lựa chọn thuộc TOYO TRANS.
"Ngày 29 tháng 8, trong buổi lễ long trọng được tổ chức tại cảng Yokohama, một container gạo được gửi đến Moskva. Trong quá trình thực hiện thí điểm, việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ đặt ra sẽ được kiểm tra theo thứ tự công việc".
"Với sự giúp đỡ của các dự án thí điểm này, chúng tôi đưa ra tín hiệu cho các chủ hàng của chúng tôi rằng hai chính phủ Nhật Bản và Nga đang tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi tuyến đường sắt xuyên Siberia. Và chúng ta thấy rằng những lợi thế của đường sắt, thông qua đó hàng hóa có thể được giao trong ba tuần thay vì hai tháng, điều đó bắt đầu thu hút sự chú ý của khách hàng. Với mục đích ổn định vận tải hàng hóa dọc theo đường sắt xuyên Siberia, cần phải tiến hành một loạt các hoạt động đồng bộ. Ví dụ, trang bị toa xe chở hàng đặc biệt đáp ứng các tiêu chuẩn của đường sắt Nga và giảm thời gian ở các trạm hải quan và điểm kết nối. Chúng tôi mong muốn tối đa hóa lợi ích của các doanh nhân gửi hàng đến châu Âu, bằng cách đơn giản hóa thủ tục hải quan và các biện pháp khác".
Nhưng nếu dòng vận chuyển hàng hóa không tăng, sẽ không có khả năng tập kết tàu chở hàng. Trước vấn đề đặt ra của phía Nga, cần phải làm gì để đảm bảo số lượng hàng hóa đến từ Nhật Bản tăng lên, Hisao Nakajima, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Nomura đã có câu trả lời. Viện này hỗ trợ đầu tư của Nhật Bản vào vùng Viễn Đông của Nga. Theo Hisao Nakajima, ưu tiên phải là lợi ích của các hãng vận chuyển hàng hóa chứ không phải là nhà đầu tư. Do đó, không tham gia đầu tư quá mức vào việc trang bị các công nghệ mới, nhưng cần phải tập trung vào việc làm thế nào đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của chủ hàng.