Hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên:không thể thành công mà không hủy bỏ trừng phạt

Chương trình nghị sự cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, được tổ chức vào tuần tới, sẽ theo từng giai đoạn thực hiện tuyên bố Bàn Môn Điếm.
Sputnik

"Ông Trump đã đưa ra cách tiếp cận sáng tạo với tình hình CHDCND Triều Tiên"
Tài liệu này được họ ký kết ngày 27 tháng 4 tại khu phi quân sự sau kết quả cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên. Tài liệu bao gồm các điều khoản hợp tác để giải giáp vũ khí, phát triển đường sắt và tương tác kinh tế, biến khu phi quân sự thành khu vực hòa bình, đoàn tụ gia đình…

Vào cuối tháng 7, Seoul và Bình Nhưỡng đã thảo luận về việc hủy bỏ các vọng gác an ninh trong khu phi quân sự. Trong khu vực này, Bắc Triều Tiên có 160 vọng gác, ở miền Nam con số này là 60. Đồng thời Hàn Quốc đã công bố ý định giảm số lượng quân nhân trên biên giới với CHDCND Triều Tiên và đạt dược sự hiểu biết với CHDCND Triều Tiên về cải táng hài cốt những người lính được chôn trong khu phi quân sự.

Bình Nhưỡng hướng tới mục đích thống nhất các tuyến đường sắt của Bắc và Nam Triều Tiên
Nhưng lĩnh vực chính, nền tảng cho sự tái lập sự gần gũi giữa hai miền Triều Tiên, vẫn là tương tác kinh tế. Trong nhiều năm, biểu tượng của sự hợp tác này là khu công nghiệp Kaesong ở Bắc Triều Tiên, đã đóng cửa vào tháng 2 năm 2016 sau khi quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng xấu đi. Bây giờ miền Nam và miền Bắc đang tích cực làm việc để hồi sinh tổ hợp này. Việc thành lập một văn phòng chung để phát triển các dự án hợp tác kinh tế trong tương lai hứa hẹn sẽ được thực hiện nhân dịp hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

Chuyên gia từ RISI Roman Lobanov cho rằng không nên mong đợi bất kỳ bước đột phá lớn nào từ hội nghị thượng đỉnh này.

"Cả Bình Nhưỡng và Seoul đều quyết tâm tiếp tục cuộc đối thoại. Tuy nhiên, sự giảm căng thẳng rõ rệt trên bán đảo đã không kéo theo việc làm dịu các biện pháp trừng phạt chống Bắc Triều Tiên, làm cản trở bất kỳ mọi hình thức hợp tác kinh tế. Seoul và Washington không vội vàng hủy bỏ trừng phạt, điều này khiến phía Bắc Triều Tiên phải đặt ra câu hỏi. Nói một cách có hình ảnh, trạng thái quan hệ giữa hai miền Triều Tiên có thể được so sánh với một ngôi nhà được xây dựng không có nền móng trên mảnh đất lầy lội không ổn định. Vị trí của một ngôi nhà như vậy sẽ phụ thuộc vào sự biến động của vùng đất. Tương tự như vậy, quan hệ giữa hai miền Triều Tiên cũng rất phụ thuộc vào các liên minh chính trị" — ông Lobanov cho biết.

Thấy gì từ lễ diễu binh kỷ niệm lần thứ 70 Quốc khánh Triều Tiên?
Giáo sư Nga của Đại học Kukmin (Seoul) Andrei Lankov cũng có thái độ hoài nghi như vậy về về hội nghị thượng đỉnh liên Triều:

"Tại hội nghị thượng đỉnh này, hai bên muốn ký kết các hiệp định kinh tế cụ thể, nhưng khó có khả năng thành công: biện pháp trừng phạt mà Liên Hợp Quốc thông qua năm 2017 khiến cho mọi dự án kinh tế chung trở nên bất hợp pháp. Có lẽ các bên sẽ chỉ giới hạn với việc khẳng định tình hữu nghị, thỏa thuận giao lưu văn hóa — biện pháp trừng phạt không cấm tổ chức đấu bóng hoặc hòa nhạc. Nhưng để Seoul và Bình Nhưỡng tiến lên phía trước, cần phải xem xét lại các biện pháp trừng phạt hoặc ít nhất là quay trở lại mức độ năm 2016. Tuy nhiên, nới lỏng các biện pháp trừng phạt không hề dễ dàng. Ví dụ, chỉ có thể xem xét lại những biện pháp trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua trong trường hợp, nếu tất cả các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an ủng hộ sáng kiến ​​này. Nga và Trung Quốc thì sẽ không phản đối. "

Hàn Quốc tiết lộ danh tính đặc phái viên được cử đến Triều Tiên
Tuy nhiên, vẫn có những cơ hội trên con đường tái gần gũi giữa miền Bắc và miền Nam mà không sợ các biện pháp trừng phạt. Chẳng hạn, hồi tháng Tám, ông Moon Jae-in đề nghị thành lập "cộng đồng đường sắt" Đông Bắc Á để lưu thông hàng hóa qua lãnh thổ CHDCND Triều Tiên với đường sắt xuyên Siberia và châu Âu. Trong vấn đề này Nga có thể đóng vai trò của mình. Và không chỉ là về việc nối đường sắt xuyên Triều với đường sắt xuyên Siberia, mà còn khiến cho Hàn Quốc trở lại dự án logistics giữa Nga và CHDCND Triều Tiên "Khasan — Rajin," mà Seoul rút khỏi năm 2016. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov kêu gọi điều này tại hội nghị WEF hôm 12 tháng chín. Theo ông, công việc chuẩn bị các dự án ba bên có thể bắt đầu ngay bây giờ, bởi vì dự án này nằm ngoài sự trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ.

Thảo luận