Mẹ 'tố' con chết vì không được chuyển qua Mỹ, BV Chợ Rẫy khẳng định 'không đúng sự thật'

Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Duy Hưng đã lên tiếng bác bỏ tố cáo "tắc trách" của người nhà dẫn đến cái chết của bệnh nhân, Trí Thức Trẻ.
Sputnik

Mẹ lên facebook 'tố' bác sĩ sau khi con trai chết ở bệnh viện

Mới đây, tài khoản Facebook có tên Lily xuất hiện hình ảnh và thông tin về vụ việc "Xin đi Mỹ điều trị, bệnh viện gây khó dễ khiến bệnh nhân tử vong".

Khởi tố nguyên giám đốc bệnh viện liên quan vụ chạy thận chết 9 người

Cụ thể, tài khoản có tên Lily, hiện chị đang sống tại Mỹ tự nhận là mẹ của anh Hưng đăng tải thông tin rằng bà gửi con trai cho chị gái nuôi tại Đồng Nai. Do con trai 3 tháng nữa mới đủ 20 tuổi nên chị Lily vẫn đang chờ con đến tuổi để đưa sang Mỹ đoàn tụ.

Tuy nhiên, sự cố đã ập đến với gia đình chị khi con trai của chị bất ngờ tử vong và chị cho rằng cái chết của con mình là do các bác sĩ tắc trách.

Theo thông tin mà tài khoản Lily đăng tài, sáng thứ 7 chị đang ở Mỹ nhận được điện thoại của chị gái (người đang nuôi dưỡng Hưng giúp) thông báo Hưng bị đau bụng phải đưa vào Bệnh viện Đồng Nai khám.

Do bệnh tình chuyển biến xấu, Hưng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy với chuẩn đoán viêm tụy cấp.

"Các bác sĩ đã cấp cứu Hưng bằng cách truyền một bình nước biển. Ít lâu sau, dịch trong ổ bụng của Hưng bắt đầu tràn, chướng lên thì các bác sĩ bắt đầu điều trị nhưng qua loa. Trong khi căn bệnh của Hưng cần cấp cứu gấp và cần lọc máu hoặc hút tụy", chị Lily viết trên trang cá nhân.

Nóng: "Lộ" clip tố lãnh đạo bệnh viện Hòa Bình chỉ đạo sửa hồ sơ
Người phụ nữ này cho biết, trước tình trạng trên cha của Hưng ở Mỹ đã nhờ bác sĩ ở đây hỗ trợ qua điện thoại nhưng các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy không đồng ý.

"Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nói: "Chúng tôi đã dùng thuốc, dùng máy tốt nhất trên thế giới để chữa cho con chị, những bác sĩ ở đây cũng giỏi nhất. Ở Mỹ cũng điều trị chỉ đến vậy thôi", chị Lily viết.

Nhận thấy Hưng khó qua khỏi, cha Hưng chạy đi cầu xin các bệnh viện ở Mỹ nhận bệnh nhân và bắt đầu tiến hành làm visa khẩn cấp để đưa con qua Mỹ điều trị.

Số tiền cho một chuyến bay SOS tại Mỹ về Việt Nam chỉ có 2 bác sĩ Mỹ và 2 trợ lý là 7 tỉ đồng Việt Nam. Còn tiền chữa trị có thể từ 1,5 triệu USD đến 2 triệu USD.

Để có thể bay được sang Việt Nam, phải cần thêm 1 bản sổ khám chữa bệnh và giấy xác nhận căn bệnh này Bệnh viện Chợ Rẫy.

"Khi tôi yêu giấy tờ này thì các bác sĩ khuyên không nên đi và cho rằng bệnh tình nạn nhân sẽ điều trị được. Mặt khác giấy tờ này cũng mất nhiều ngày mới lấy được", tài khoản Lily khẳng định.

Bác sĩ Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa nội tiêu hoá Bệnh viện Chợ Rẫy.

Khởi tố vụ án hành hung 2 bác sĩ tại Bệnh viện Sản nhi Yên Bái
Sau hơn 20 ngày điều trị, Hưng trở bệnh nặng nên các bác sĩ yêu cầu mổ gấp.

"Bác sĩ nói Hưng chỉ còn vài % sống nên phải mổ ngay nhưng đến 99% chết trên bàn mổ. Đến sáng hôm sau các bác sĩ nói con tôi đã chết vì nhiều bộ phận trong cơ thể bị hư hỏng", chị Lily cho hay.

Sau vài giờ đăng tải, thông tin trên thu hút hàng chục ngàn lượt chia sẻ và bình luận.

"Người nhà thông tin không đúng sự thật"

Trước sự việc trên Bệnh viện Chợ Rẫy đã tổ chức họp báo, thông tin cho báo chí.

Bác sĩ Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa nội tiêu hoá xin bệnh nhân Nguyễn Duy Hưng, nhập khoa lúc 6h ngày 5/8/2018 với chẩn đoán là Viêm tuỵ cấp nặng.

"Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ngay khi vào khoa với tiên lượng bệnh rất nặng. Trong ngày, bệnh nhân được theo dõi sát và điều trị theo đúng tình trạng bệnh. Do mẹ của cháu không có mặt nên quá trình theo dõi và điều trị bác sĩ trực khoa đã ít nhất 2 lần giải thích tình trạng bệnh nặng cho các người nhà của cháu Hưng biết là bệnh rất nặng, diễn biến khó lường và rất nguy hiểm", bác sĩ Phát cho biết.

“Bác sĩ không biên giới” tố cáo đòn không kích vào bệnh viện ở Yemen
Theo trưởng khoa nội tiêu hoá, quá trình theo dõi khoa đã rất tích cực và chủ động.

"Cháu còn rất trẻ, các bác sĩ khoa đặc biệt quan tâm theo dõi tình trạng bệnh của cháu. Sau đó bệnh diễn biến nặng hơn vào sáng 6/8, các bác sĩ đã liên tục trao đổi diễn biến bệnh của cháu với người nhà cháu. Bằng những liên lạc khẩn trương, trực tiếp, đầy trách nhiệm giữa lãnh đạo các khoa khác.

Ngoài ra, cháu cũng là một người thân của một lãnh đạo khoa trong bệnh viện nên chúng tôi càng quan tâm đến cháu trong quá trình theo dõi và điều trị", bác sĩ Phát khẳng định.

Về thông tin gia đình nạn nhân chia sẻ trên mạng xã hội tố cáo các bác sĩ "tắc trách", bác sĩ Đoàn Tiến Mỹ — Trưởng khoa Gan — Mật — Tụy khẳng định nhiều thông tin không đúng sự thật.

Theo trưởng khoa Mỹ, việc người nhà nói phải đóng viện phí mỗi ngày từ 50 — 70 triệu đồng, ngoài ra còn thêm 10 triệu đồng tiền tiêm thuốc kháng nấm là không đúng.

Hà Nội: 6 bệnh viện lớn bị tố để taxi độc quyền "chặt chém" người dân
Cụ thể, bệnh nhân nằm điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu từ 6/8- 28/8 (23 ngày) với số tiền hơn 660 triệu đồng tương đương 1 ngày gần 29 triệu đồng.

Các thông tin yêu cầu liên lạc với bác sĩ bên Mỹ và những phát ngôn của bác sĩ điều trị với mẹ bệnh nhân theo phản ánh không hoàn toàn bịa đặt.

"Mẹ bệnh nhân có xin số điện thoại cá nhân của bác sĩ điều trị để trao đổi với bác sĩ bên Mỹ nhưng các bác sĩ nói phải có sự ủy quyền từ phía người nhà, và gọi trực tiếp đến bệnh viện, khoa hồi sức cấp cứu.

Bác sĩ điều trị cũng đã cho địa chỉ email để tiếp nhận thông tin trao đổi. Tuy nhiên bệnh viện không nhận được bất kỳ trao đổi chuyên môn nào từ phía bác sĩ bên Mỹ, mà chỉ nhận được những lời mời đi ăn, xin số điện thoại. Ngoài ra, mẹ bệnh nhân cũng nhiều lần dấm dúi tiền nhưng bác sĩ điều trị đều từ chối", bác sĩ Mỹ thông tin.

Về yêu cầu tiếp nhận thuốc điều trị từ phía bên Mỹ, bệnh viện không thiếu thuốc và y cụ điều trị cho bệnh nhân này, và việc tiếp nhận thuốc từ bên Mỹ là không thể vì không được phép.

Thảo luận