Sau lưng Vũ 'nhôm' là ai mà thôn tính đất vàng nhiều đến thế?

Một phần khu đất “vàng” có diện tích gần 1.300m2 ở số 8 Nguyễn Trung Trực, quận 1, TPHCM trước đây là đất của bà Nguyễn Thị Thanh Hiền - nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa TPHCM đã mất năm 2014, báo Tiền Phong tiết lộ.
Sputnik

Theo điều tra của PV Tiền Phong, năm 1984, Sở Quản lý Nhà đất TPHCM có quyết định giao cho Công ty Vật phẩm văn hóa sử dụng căn nhà số 72 Phước Hưng, phường 8, quận 5, nơi gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Hiền dùng để ở ổn định.

Việt Nam bắt thêm một loạt cán bộ liên quan đến cựu sĩ quan tình báo Vũ “nhôm“

Đến ngày 12/5/1994, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có Quyết định số 593/QĐ-KHXD về việc chấp thuận chuyển đổi diện tích sử dụng nhà giữa Công ty Xuất nhập khẩu vật tư văn hóa và bà Nguyễn Thị Thanh Hiền.

Theo đó, Bộ này thu hồi căn nhà 72 Phước Hưng để giao cho Công ty Xuất nhập khẩu vật tư văn hóa sử dụng làm cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ đồ gỗ xuất khẩu. Sau đó, giao cho bà Hiền căn hộ phía cổng sau của ngôi nhà số 8 Nguyễn Trung Trực (69A Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM) diện tích 60m2để sử dụng làm nhà ở.

dự án của Vũ "nhôm"
 

Quyền "sinh sát": Ông Nguyễn Công Lang giúp Vũ "nhôm" thâu tóm nhà công sản ra sao?
Để ổn định cuộc sống, ngày 7/1/2007, gia đình bà Hiền có đơn đề nghị được mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo NĐ/61/CP. Trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa Thông tin đề nghị UBND TPHCM và các cơ quan liên quan tạo điều kiện cho gia đình bà Hiền được mua nhà, ổn định cuộc sống. Thế nhưng, sau nhiều lần làm thủ tục xin mua nhà vẫn không được các cấp chính quyền TPHCM giải quyết.

Ngày 15/5/2008, Văn phòng HĐND và UBND TPHCM có Công văn số 3826 — ĐTMT giao ban chỉ đạo 09 Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thông tin, UBND quận 1 và các cơ quan có liên quan chọn một căn nhà khác để hoán đổi căn nhà 69A Lý Tự Trọng cho bà Hiền để cho Sở Văn hóa — Thể thao và Du lịch thực hiện dự án đầu tư xây dựng Thư viện Thiếu nhi.

Dự án ven biển của Vũ “nhôm” (Công ty I.V.C)

Vũ "Nhôm" bị tuyên 9 năm tù, cựu tướng tình báo Việt Nam 7 năm tù
Nhưng ngày 23/10/2010, UBND TPHCM lại có Công văn số 5358/UBND — ĐTMT về việc chấp thuận cho Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 được thuê đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực để xây dựng dự án văn phòng. Gần một năm sau, ngày 22/6/2011, UBND TPHCM lại có Quyết định số 3163/QĐ-UBND với nội dung: "Chấp thuận cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sử dụng diện tích 1.296m2, trong đó có phần nhà đất của gia đình bà Hiền thuộc thửa đất số 3, tờ bản đồ số 1, bộ địa chính phường Bến Thành để làm văn phòng làm việc".

Đến ngày 27/6/2013, UBND TPHCM có Quyết định số 3418/QĐ-UBND về duyệt giá trị sử dụng đất tại mặt bằng số 69 Lý Tự Trọng theo giá thị trường để chuyển giao Thư viện Khoa học tổng hợp quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Trước tình cảnh này nhiều năm qua, sau khi bà Hiền mất, con trai bà là ông Nguyễn Ngọc Thanh làm đơn tố cáo Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 "cướp" đất của mình, đồng thời cầu cứu nhiều nơi.

Ông Đào Tấn Bằng có tội tình gì?
Ngoài quyết định lấy đất công cho doanh nghiệp của Vũ "nhôm" thuê 50 năm và cấp quyền sử dụng đất cho công ty của ông Vũ, hà hơi tiếp sức cho việc đuổi ông Thanh khỏi khu đất này là ông Nguyễn Thế Định — Giám đốc Cty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận 1. Trong công văn gửi ông Thanh ngày 9/6/2015, ông Định yêu cầu "ông Nguyễn Ngọc Thanh trong thời gian 15 ngày phải thu xếp và bàn giao căn nhà số 69A Lý Tự Trọng cho Công ty CP Bắc Nam 79".

Quyết định 3163/QÐ-UBND của UBND TPHCM ký ngày 22/6/2011 chấp thuận cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam lấy đất công thuộc thửa đất số 3, tờ bản đồ số 1, bộ địa chính phường Bến Thành để làm văn phòng làm việc. Một năm sau, ông Ðào Anh Kiệt — nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TPHCM còn ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 28/5/2012 đối với lô đất này trong thời hạn 50 năm với mục đích sử dụng là "đất sản xuất kinh doanh". Từ đây, khu đất có chủ trương và mục đích xây Thư viện thiếu nhi đã bị hô biến thành "đất sản xuất kinh doanh" giao cho Vũ ‘nhôm".

Thảo luận