Chuyên gia: Thay đổi lãnh đạo ở Việt Nam có ảnh hưởng đến quan hệ với Nga hay không

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang vừa qua đời. Trả lời phỏng vấn Sputnik, nhà phân tích chính trị Alexandr Shpunt ghi nhận rằng Hà Nội và Moskva có quan hệ truyền thống lâu đời.
Sputnik

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang vừa qua đời hôm thứ Sáu ở tuổi 62 vì bệnh hiểm nghèo tại bệnh viện trung tâm của Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, dẫn nguồn chính thức.

Thầy chủ nhiệm cấp 3 nói về Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh năm 1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình; là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.

Ông tốt nghiệp trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), có thời gian công tác dài và trải qua nhiều vị trí trong ngành công an.

Năm 2006 đến tháng 8 năm 2011, ông là Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 3 năm 2016, ông giữ chức Bộ trưởng Công an; Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Chuyên gia: Chủ tịch nước Việt Nam từ trần là tổn thất trong quan hệ Việt-Nga
Từ tháng 4 năm 2016 đến nay, ông là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Viện công cụ phân tích chính trị, giáo sư Trường Đại học Kinh tế Alexandr Shpunt đã trả lời câu hỏi, liệu việc thay đổi lãnh đạo ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga hay không.

"Vì các lý do dễ hiểu, Nga có các mối quan hệ truyền thống lâu đời với Việt Nam — chỉ riêng công ty "Zarubezhneft" đã nói lên rất nhiều. Những liên hệ đó rất mạnh mẽ và vững chắc. Trong những năm gần đây, Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ. Mối quan hệ giữa hai nước đã được bình thường hóa một cách đầy đủ và hoàn toàn, điều đó thể hiện qua các chuyến thăm ở cấp nhà nước. Hơn nữa, Việt Nam nhận được các khoản đầu tư của Mỹ. Ở châu Á không có nhiều nơi mà Mỹ vui lòng đầu tư — họ thích lựa chọn Trung Quốc hơn. Và trên lãnh thổ Việt Nam có sự cạnh tranh giữ tình bạn cũ và các đề xuất mới. Hơn nữa, bất kỳ sự thay đổi nào trong ban lãnh đạo đều có thể gây ảnh hưởng. Còn ảnh hưởng như thế nào thì vẫn còn khó nói" — ông Alexandr Shpunt nhận định.

Thảo luận