Thợ săn rắn Ai Cập kể về công việc nguy hiểm với rắn độc

Làng Abu Rawash ở Ai Cập nổi tiếng trên toàn thế giới. Thực tế cư dân trong làng đang tham gia vào việc săn bắt và nuôi rắn để lấy nọc độc, nguyên liệu cần thiết để sản xuất thuốc và thuốc giải độc trên toàn thế giới.
Sputnik

Nọc độc rắn được sử dụng để tạo ra thuốc giảm đau, cầm máu, chống viêm, thuốc khử trùng. Tác động của độc tố rắn trong cuộc chiến chống ung thư đang được nghiên cứu.

Gia đình Talabah có truyền thống làm việc với rắn khoảng 300 năm. Để nuôi dưỡng rắn, họ chuyên nuôi chim và động vật địa phương. Bây giờ tất cả công việc bắt và nuôi rắn được Mahmud Talab đảm nhiệm. Ông nói với Sputnik rằng "nuôi những con vật này là công việc rất khó khăn và nguy hiểm. Đặc biệt công việc  liên quan với rắn độc. Tổng cộng có 36 loài rắn sống ở Ai Cập, 10 trong số đó là rắn độc." Một số loài rắn có thể được nuôi giữ ở nhà, trong khi những loài khác sống trong tự nhiên và được tổ chức săn bắt. Sau khi thu thập chất độc, chúng lại được thả vào tự nhiên.

Mahmud Talab

Nguy hiểm và khó khăn

Khi gửi rắn ra nước ngoài, "có những khó khăn với sự chậm trễ quan liêu. Ví dụ, có bộ luật không cho phép gửi một số động vật Ai Cập ra nước ngoài với số lượng lớn. Ở đây cần phải đăng ký và chứng minh rằng không vượt quá tiêu chuẩn định mức",- Mahmud nói.

Người đàn ông nói rằng mối nguy hiểm chính trong công việc của ông chính là những con rắn. Như ông cho biết, trong những năm gần đây, nhiều người săn bắt rắn đã chết vì bị nhiễm độc do rắn cắn. Theo ý kiến ​​của ông, họ đã vi phạm các quy tắc bất thành văn trong khi làm việc và vấn đề an toàn lao động.

"Hầu hết mọi người thường bị rắn hổ mang cắn. Con rắn này giả vờ chết, và sau đó cắn  nạn nhân  nhanh như tia chớp và trườn đi. Đôi khi không thể cứu được mạng người, bởi vì chất độc hoạt động rất nhanh".

Thu chất độc

Thông thường, có thể ép từ tuyến độc của rắn chỉ  40% chất độc của nó, Mahmoud Talaba nói. Để có được 1 gram chất độc, cần trung bình 20 con rắn. Giá 1 gram thay đổi từ 5 đến 15 nghìn bảng Ai Cập (280 — 840 đô la Mỹ). Rắn hổ mang cho nhiều chất độc nhất, người săn rắn cho biết.

Săn bắt rắn

Rắn bị bắt ở các vùng sa mạc ở các tỉnh el-Fayoum, Aswan và bán đảo Sinai. Người thợ săn phải hiểu rõ về loài rắn và biết thói quen của chúng. Loài rắn nguy hiểm nhất là rắn hổ mang. Đây là con vật lớn, chiều dài của nó đạt đến 280 cm, chất độc có thể giết chết một người trong nửa giờ. Rắn hổ mang được tìm thấy chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Nile. Rắn lục có sừng được tìm thấy trong ốc đảo El-Wahat el-Bahariya và tỉnh el-Fayoum.

Bây giờ có nhu cầu về chất độc của rắn cát thông thường (Psammophis sibilans) và rắn thằn lằn (Malpolon monspessulanus). Chúng sống trên bờ biển Địa Trung Hải. Và rắn trứng châu Phi (Dasypeltis scabra) thường sống bên cạnh nhà ở  của con người.

Trẻ em và rắn

Trong làng, trẻ em chơi với rắn, như thể chúng là thú cưng là mèo con hoặc chó con. Tất nhiên, đây là những loài không độc, nhưng có vẻ đáng sợ đối với khách đến thăm làng. Một trong những người dân địa phương Ahmed Mohammed giải thích rằng bằng cách này, nỗi sợ hãi bẩm sinh khi nhìn thấy rắn bị loại bỏ. Những người cha đưa con đi săn rắn từ năm lên bảy tuổi.

Các trẻ em Ai Cập cầm rắn trong tay

Dân làng nói rằng họ thường gặp những động vật hoang dã khác trong sa mạc. Ví dụ, đó là khỉ và linh dương Gazelle. Tốt nhất đều nên tránh cả hai. Nếu con vật đầu tiên có tính cách xấu và có thể làm hại người, thì động vật thứ hai không cần phải sợ hãi và chỉ có thể chiêm ngưỡng chúng từ khoảng cách xa.

Thảo luận