Các chuyên gia tin chắc rằng sức ép trừng phạt sẽ không ảnh hưởng gì đến sự hợp tác quân sự-kỹ thuật của Nga và Trung Quốc. Nhưng Matxcơva và Bắc Kinh sẽ buộc phải từ bỏ USD trong các thanh toán mua bán vũ khí.
Và những biện pháp này đã được thi hành. Hội đồng Quân sự Trung ương Trung Quốc triệu hồi vị chỉ huy lực lượng hải quân Trần Kim Long đang có chuyến công cán ở Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng từ chối tham gia hội nghị chuyên đề về an ninh quốc tế trên biển vốn đã lên kế hoạch tại Hoa Kỳ. Cuộc gặp của đại diện Bộ Tổng tham mưu hai nước cũng bị hủy.
"Sẽ không có chuyện cắt giảm hợp tác giữa Nga và Trung Quốc về mua sắm cung cấp vũ khí. Các giao kèo sẽ chuyển sang hình thức khác — "vùng màu xám". Có thể họ sẽ không công bố. Có điều chính xác là sẽ từ bỏ đồng USD trong thanh toán với nhau. Nga và Trung Quốc đã có kinh nghiệm về trao đổi trong những năm 1990 khi cung cấp các lô hàng vũ khí, chúng ta sẽ thấy tăng giá và sự phức tạp của sơ đồ giao dịch, nhưng không phá bỏ hợp tác. Thêm vào đó, tất cả có thể được thủ tục chính thức hóa thông qua các chuỗi phức tạp cùng với thanh toán song phương theo sơ đồ "khoan Trung Quốc đổi lấy chiến đấu cơ Nga".
Trung Quốc tích cực mua thiết bị quân sự của Nga kể từ đầu những năm 1990. Hồi cuối năm 1992, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên cung cấp máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Năm 1995, đã ký kết hợp đồng thyws hai về cung cấp chiến đấu cơ. Tỷ lệ đổi hàng trong các hợp đồng này đạt tới 70%. Trung Quốc có lợi hơn khi thanh toán cho việc cung cấp vũ khí không phải bằng ngoại tệ, mà là bằng hàng hóa. Thị trường Nga những năm ấy cũng hết sức cần hàng tiêu dùng. Ngoài ra, tổ hợp quân sự-công nghiệp còn phụ thuộc vào xuất khẩu, vì vậy hợp tác quân sự — kỹ thuật được tiếp nối theo các điều khoản đổi hàng cho đến cuối những năm 1990. Trong bối cảnh hiện nay, theo quan điểm của các chuyên gia, không có gì ngăn cản hai nước nhớ lại những kinh nghiệm cũ có ích, tuy nhiên, cần điều chỉnh danh mục hàng hóa theo nhu cầu hiện đại của thị trường.