Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis gọi kho vũ khí hạt nhân của Nga là "mối đe dọa chính từ bên ngoài " và nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục đầu tư vào việc hiện đại hóa bộ ba chiến lược. Về cách thức thực hiện việc này — theo tài liệu của "Sputnik".
"Sau buổi trình bày vũ khí chiến lược hiện đại ngày 01 tháng Ba năm nay, đã trở nên rõ ràng Hoa Kỳ đang ở phía sau Nga, — giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Sergey Sudakov nói với Sputnik- Ngay lập tức họ phân bổ ngân sách đáng kể, hy vọng ít nhất lặp lại sự phát triển của chúng ta. Hiện đã nhận thấy Mỹ gia tăng nhóm vệ tinh trên quỹ đạo, gián tiếp chỉ ra việc nối lại các nghiên cứu về vũ khí siêu thanh. Không có vệ tinh sẽ rất khó khăn hướng dẫn tên lửa siêu thanh bay đến mục tiêu, vì nó mất sự kiểm soát ở tốc độ cao. Co dấu hiệu người Mỹ đang tích cực phát triển lò phản ứng hạt nhân thu nhỏ để tạo ra các hệ thống vũ khí với phạm vi bay hầu như không giới hạn".
Tên lửa hành trình duy nhất phóng từ trên không với đầu đạn hạt nhân của Mỹ là AGM-86B với đầu đạn 200 kiloton và tầm bắn khoảng 2500 km. Được phát triển vào những năm 1980 và thua sút nhiều so với tên lửa hành trình trên không của Nga X-102 cả về sức mạnh đầu đạn và tầm hoạt động. Nhưng người Mỹ đang tích cực cải thiện bom hạt nhân B61. Vào tháng Tám năm 2017, phiên bản sửa đổi lần thứ 12 đã được thông qua, làm cho việc sử dụng dễ dàng và chính xác hơn. Điều này cho phép bom được thả ở khoảng cách xa mục tiêu, thay vì ở ngay bên trên. B61-12 sẽ đưa vào trang bị vào năm 2019-2020.
"Người Mỹ có các kho vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai trên thế giới, số một là Nga, — giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Sergei Sudakov nói-. Sẽ tiếp tục như vậy khoảng 5-7 năm nữa. Trong khoảng thời gian này Mỹ sẽ làm mọi việc để lấp đầy khoảng cách công nghệ, hoặc ít nhất là giảm thiểu. Và sẽ tích cực "phanh" nước Nga lại. Trên thực tế Nga đã bị hãm lại, bằng các biện pháp kinh tế Nhưng trong khi Nga đã có sự khởi đầu tốt, cần phải sử dụng điều đó một cách khôn ngoan để đảm bảo an ninh đất nước".