Khi nào Thượng Hải có thể trở thành New York của châu Á?

Trung Quốc có ý định đưa ra quyền chọn cho sản phẩm thép cán trong năm tới. Công cụ mới này sẽ giúp bảo vệ các nhà sản xuất khỏi những rủi ro biến động giá. Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc tìm những công cụ mới để tác động đến giá cả.
Sputnik

Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ một nửa lượng thép của thế giới. Theo tính toán của Hiệp hội Thép Thế giới, trong năm nay sản lượng sẽ đạt đỉnh điểm — 886 triệu tấn. Nhân tiện xin nói luôn, 15 năm trước, con số này là sản lượng của toàn thế giới. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, chính quyền Trung Quốc bắt đầu củng cố tiềm năng sản xuất thép để hỗ trợ sự tăng trưởng GDP trong nước. Trong một thời gian nhất định, biện pháp này đã mang lại kết quả. Trung Quốc là một trong số ít quốc gia tăng trưởng mạnh sau khủng hoảng. Nhưng, bây giờ hóa ra biện pháp đó tạo ra một vấn đề mới. Cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đều không có nhu cầu về sản lượng thép lớn như vậy. Hiệp hội Thép Thế giới dự đoán rằng, vào năm 2020, sản lượng thép ở Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 842 triệu tấn. Và nhu cầu cũng sẽ giảm 34 triệu tấn.

Trung Nam lý giải dùng thép Trung Quốc tại dự án chống ngập 10.000 tỷ

Tất nhiên, điều này có thể kéo theo sự giảm dần giá của sản phẩm. Hiệp hội Thép Thế giới dự đoán rằng, giá tham chiếu FOB đối với mặt hàng thép cuộn ​​sẽ là khoảng 51,90 USD/tấn vào năm 2019, và 50,70 USD/tấn  trong năm 2020. Vào thời điểm viết bài này, giá thị trường giao ngay là 68,40 USD/tấn. Có chú ý đến vị thế của Trung Quốc trên thị trường thế giới, đất nước này có thể ảnh hưởng đến cơ chế định giá bán sản phẩm để bảo vệ các nhà sản xuất của họ khỏi biến động giá quá mức,  - chuyên gia Chen Fengying của Viện Kinh tế Thế giới thuộc Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

"Trung Quốc phải đưa ra các quyền chọn cán thép bởi vì thị trường chứng khoán có nhu cầu về điều đó, ngoài ra Trung Quốc nên tạo ra một cơ chế định giá bán sản phẩm. Cần phải hiểu rằng, Trung Quốc vẫn còn công suất thép dư thừa. Ngoài ra, các sản phẩm của Trung Quốc đang bị đẩy ra khỏi thị trường Mỹ. Do đó, nếu Trung Quốc tạo khả năng ký kết các hợp đồng quyền chọn cán thép — điều này sẽ củng cố vị thế của Trung Quốc trong quá trình định giá sản phẩm".

Mỹ sẽ thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc?
Theo Reuters, Trung Quốc có thể đưa ra quyền chọn cán thép ​​vào tháng 5 năm 2019. Bây giờ ở châu Á thị trường chính cho các quyền chọn thép là Singapore. Chỉ riêng từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay ở đây đã ký kết 1,77 triệu hợp đồng về cung cấp 176,8 triệu tấn sản phẩm thép. Chuyên gia Chen Fengying chắc chắn rằng, sau khi Trung Quốc đưa ra quyền chọn, nhiều giao dịch sẽ chuyển từ Singapore sang Trung Quốc.

"Trung Quốc thậm chí không cần được so sánh với Singapore. Mục tiêu của Trung Quốc là khá rõ ràng: đến năm 2020 biến Thượng Hải thành trung tâm kinh doanh hợp đồng tương lai (future contract) ở châu Á. Trước đây Thượng Hải cũng có mục tiêu này. Song, Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc (những năm 2016-2020) đặt ra mục tiêu táo bạo hơn — biến Thượng Hải thành trung tâm tài chính của châu Á. Tôi nghĩ rằng, Thượng Hải sẽ vượt trước Singapore, bởi vì để gia tăng khối lượng giao dịch phải có điều kiện tiên quyết trên thị trường. Singapore chỉ sử dụng lợi thế của mình như là một thị trường khá tự do. Còn thị trường Trung Quốc có tiềm năng to lớn, vì vậy, về mặt tài chính Thượng Hải chắc chắn sẽ trở thành một trung tâm lớn tương tự như London hay New York. Do đó, mục tiêu của chúng tôi không phải là cạnh tranh với Singapore. Tiềm năng to lớn của nhà nước Trung Quốc sẽ giúp Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính lớn nhất nhờ vị trí địa lý thuận lợi, quy mô lớn và tinh thần đoàn kết của nhân dân. Ngoài ra, theo lịch sử Thượng Hải, thành phố này luôn có những điều kiện cần thiết để trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu hoặc châu Á".

Mỹ áp thuế nặng lên thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc
Rõ ràng, mỗi khu vực rộng lớn đều có nhu cầu về trung tâm tài chính riêng của mình. Ở Mỹ đây là New York, ở châu Âu — London. Ở châu Á, ba thành phố đã từ lâu tranh giành danh hiệu Trung tâm tài chính châu Á, đó là Hồng Kông, Thượng Hải và Tokyo. Và cơ hội thành công của Thượng Hải đang gia tăng. Năm 2009, GDP của Thượng Hải  đã vượt quá Hồng Kông (Thượng Hải —218.26 tỷ USD và Hồng Kông — 207.39 tỷ USD). Vai trò của đồng nhân dân tệ trong nền kinh tế thế giới cũng đang tăng lên. Tỷ trọng tiền tệ của Trung Quốc trong tài sản của các ngân hàng trung ương đạt 1,39%, mà trước khi đồng tiền quốc gia Trung Quốc được đưa vào rổ SDR, con số này chỉ là 1,08%. Trong nửa đầu năm 2018, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu Trung Quốc loại A đã tăng từ 3 đến 3,5% và đạt 174,9 tỷ đô la.

Chính quyền Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy sự phát triển của sàn giao dịch Thượng Hải. Tại sàn giao dịch hợp đồng tương lai Thượng Hải đang ký kết các hợp đồng tương lai của bạc, vàng, đồng và nhôm. Vào cuối tháng 3, Thượng Hải chính thức đưa ra hợp đồng dầu thô tương lai bằng đồng nhân dân tệ, khởi động thùng dầu tiêu chuẩn riêng của Trung Quốc mà trong tương lai có thể làm cơ sở cho thương mại dầu thô ở châu Á y như  Brent và WTI.

Thảo luận