Biển Đông

Cuộc diễn tập của quân đội 5 nước ở Biển Đông có thể làm phức tạp thêm tình hình

Vào ngày thứ Ba,quân đội 5 nước: Úc, Singapore, Malaysia, New Zealand và Vương quốc Anh đã bắt đầu cuộc tập trận Bersama Lima-2018 ở khu vực Biển Đông. Cuộc diễn tập sẽ kéo dài 17 ngày, tập trận được tổ chức trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung rất phức tạp.
Sputnik

Mặc dù các cuộc diễn tập của quân đội 5 nước được tổ chức thường kỳ, Bắc Kinh có thể coi diễn tập lần này như là một phần của kế hoạch phối hợp giữa 5 nước nhằm kiềm chế Trung Quốc, các chuyên gia nhận xét.

Mấy tuần gần đây, sự căng thẳng ở Biển Đông đang tăng lên mặc dù những kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng,mùa nguy hiểm nhất ở vùng này là từ giữa tháng Năm đến cuối mùa hè. Như thường lệ, vào mùa này Trung Quốc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá, và đa số cuộc đụng độ và sự cố xảy ra vào thời gian đó. Tất cả điều này khiến các nước tham gia tranh chấp lãnh thổ cáo buộc lẫn nhau và gây áp lực ngoại giao.

Trong khi sự can thiệp của các cường quốc ngoài khu vực đang gia tăng, tình hình Biển Đông cũng đang thay đổi, vùng biển này dần biến thành  khu vực khủng hoảng xảy ra thường xuyên. Theo dự báo của nhiều nhà phân tích quân sự, tại Châu Á có thể xuất hiện một điểm nóng mới. Các màn phô diễn sức mạnh quân sự mà Hoa Kỳ và các đồng minh của họ tổ chức thường xuyên có thể dẫn đến đụng độ quân sự trực tiếp, theo một số nhà quan sát. Song, có những chuyên gia không chia sẻ quan điểm này, họ thu hút sự chú ý đến thực tế là các bên chưa sẵn sàng vượt qua "vạch đỏ". Chính bản thân Trung Quốc cố gắng tránh cuộc đụng độ trực tiếp với các lực lượng vũ trang Mỹ. Thời gian gần đây, Bắc Kinh tập trung nỗ lực để ổn định lại tình hình trong khu vực, để tăng cường hợp tác thiết thực với các nước ASEAN nhằm giải quyết những tranh chấp khác nhau.

Liệu Trung Quốc có thích các giàn khoan Nhật Bản ở Biển Đông?

Khi đánh giá cuộc tập trận Bersama Lima-2018  nên xuất phát từ thực tế rằng, bắt đầu từ năm 2013-2014 hai quốc gia hàng đầu tham gia cuộc tập trận quân đội 5 nước — Vương quốc Anh và Úc — rất quan tâm đến sự hiện diện ở Biển Đông. Ngay sau khi tình hình leo thang căng thẳng do việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo, đại diện của hai nước này đã tuyên bố có ý định đóng vai trò riêng trong quá trình giải quyết vấn đề an ninh khu vực. Một trong những phương pháp để đạt được mục tiêu này là việc thực hiện Thỏa thuận quốc phòng 5 cường quốc (FPDA — gồm Anh, Australia, New Zealand, Malaysia và Singapore). Theo chuyên gia Anton Tsvetov tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Nga, không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của cuộc tập trận đến tình hình trong khu vực. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Tsvetov nhận xét về những hậu quả có thể xảy ra sau cuộc diễn tập kéo dài 17 ngày.

Những đợt diễn tập của các nước tham gia thỏa thuận FPDA có hiệu lực từ năm 1971 thường không thu hút sự chú ý, bởi vì mặc dù đây là một trong những định dạng hợp tác quân sự lâu đời nhất trong khu vực, nhưng, theo truyền thống các cuộc tập trận diễn ra khá "nhẹ nhàng". Theo tuyên bố của các bên, các đợt điễn tập không diễn ra ở vùng biển tranh chấp của Biển Đông. Tuy nhiên, sự gần gũi về vị trí địa lý với khu vực căng thẳng làm phức tạp thêm tình hình. Ngoài ra nên chú ý đến bối cảnh chung trong khu vực, đặc biệt là lập trường của Trung Quốc. Gần đây nước này phản đối ngày càng mạnh mẽ sự can thiệp của các cường quốc ngoài khu vực. Trung Quốc luôn kêu gọi các quốc gia ngoài khu vực nên chấm dứt các hành động phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Chuyên gia Trung Quốc: Đối phó Mỹ, cần đưa thêm vũ khí ra Biển Đông

Tuy nhiên, số lượng sự cố ở vùng Biển Đông đang gia tăng, và đây là một dấu hiệu đáng lo ngại. Gần đây, quân đội Trung Quốc đã đẩy tàu chiến Mỹ ra khỏi vùng biển sát gần quần đảo Trường Sa (Nansha). Từ quan điểm của Trung Quốc, hành động của Nhật Bản trong khu vực cũng là nguy hiểm và mang tính khiêu khích. Vào tháng Chín, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đã gửi chiếc tàu ngầm tham gia cuộc tập trân quân sự ở Biển Đông. Mặc dù trước đây những tàu chiến treo lá cờ quân đội Nhật Bản cũng đã xuất hiện trong khu vực này, nhưng, đây là lần đầu tiên tàu ngầm được sử dụng trong cuộc diễn tập như vậy. Hộ tống chiếc tàu ngầm có ba tàu sân bay trực thăng lớp Izumo. Trong bối cảnh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc, những hành động như vậy khiến Bắc Kinh khó chịu.

 Tuy nhiên, những rủi ro lớn nhất liên quan đến các hành động có thể có của hạm đội Mỹ, ví dụ, nếu tàu chiến Mỹ cố gắng vào vùng 12 dặm biển quanh các đảo, mà phía Trung Quốc coi là lãnh hải của họ, nhưng  không nhận được sự công nhận của Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Hague. Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phía Mỹ (ở đây nói không chỉ về áp lực thương mại, mà còn áp lực chính trị quân sự). Trong điều kiện này Bắc Kinh sẽ tránh bất kỳ bước đi nào có thể được xem như là biểu hiện của sự yếu đuối. Và dư luận Trung Quốc cũng không chấp nhận sự yếu đuối. Trong năm 2019 tình hình ở vùng Biển Đông có thể phức tạp hơn nhiều so với năm nay nếu chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á sẽ trở thành cứng rắn hơn và nếu họ tăng cường nỗ lực kiềm chế Trung Quốc.

Thảo luận