'Không nên nói Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước'

Tổng bí thư khẳng định bây giờ không phải vì "nhất thể hoá" mà đây là tình huống. Không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi rất đột ngột, do bệnh hiểm nghèo, giờ khuyết chức danh này thì phải có người sớm thay thế, Zing đưa tin.
Sputnik

Phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng 8/10 tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự cảm ơn khi các cử tri đồng tình việc Trung ương giới thiệu ông để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.

Tổng Bí thư nói lý do Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư để QH bầu làm Chủ tịch nước

"Liên quan cá nhân tôi thì nói cũng không tiện, khó nói, nhưng trước đã có thời Bác Hồ vừa là Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng", Tổng bí thư chia sẻ.

Không phải nhất thể hóa

Tổng bí thư khẳng định bây giờ không phải vì "nhất thể hoá" mà đây là tình huống. Không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi rất đột ngột, do bệnh hiểm nghèo, giờ khuyết chức danh này thì phải có người sớm thay thế.

Tổng bí thư trao đổi với các cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói về việc Tổng bí thư giữ chức Chủ tịch nước
Ông cho biết Bộ Chính trị, BCH Trung ương thảo luận nhiều phương án. Qua quá trình thảo luận rất dân chủ, rất trách nhiệm, Trung ương thống nhất cao giới thiệu Tổng bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

"Chúng ta không nên nói Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế, 2 cơ quan khác nhau, kiêm vai nào chính, vai nào phụ thì không chuẩn. Cũng không nên nói nhất thể hoá, vì không phải nhất thể hoá mà nôm na là bầu cho một người để làm hai công việc", Tổng bí thư nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tổng bí thư cho hay dư luận trong nước và quốc tế đều đồng tình, ủng hộ. Cá nhân ông cảm ơn sự tin tưởng của nhân dân, cử tri nhưng tuỳ thuộc vào kết quả Quốc hội bầu, khi đó sẽ hứa hẹn sau.

Cán bộ 'trí trá' trong kê khai tài sản

Nhất thể hóa – có phải là con dao hai lưỡi?
Tại buổi tiếp xúc, Tổng bí thư cũng đánh giá các ý kiến của cử tri rất sắc sảo, đề cập đúng vấn đề liên quan đến kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV sắp tới.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, gửi đến Quốc hội, góp phần cho kỳ họp thành công. Ông cho biết thêm, kỳ họp tới Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh Quốc hội bầu, đây là cách giám sát, răn đe đối với lãnh đạo.

Về nội dung cử tri quan tâm như đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) Quốc hội đã thảo luận lần thứ 3 mới trình ra để Quốc hội xem xét, thông qua. Kỳ họp tới quyết tâm thông qua.

Về kê khai tài sản, công khai, kiểm soát tài sản, Tổng bí thư khẳng định đây là vấn đề khó. Khó vì nó thiên biến vạn hoá, nhiều biến tướng, kê khai thế nào rất khó kiểm soát.

"Cái khó nữa là liên qua đến luật khác về quyền cá nhân, quyền công dân về bí mật tài sản, không phải cái gì cũng công bố toàn thế giới là tài sản ông này có cái gì. Tất nhiên có quyền bí mật tài sản nhưng mặt tiêu cực của nó là bí mật khó kiểm soát nên có chuyện trí trá trong kê khai", Tổng bí thư nói.

Con trai cố TBT Lê Duẩn: Chuyện đặc ân và những thành phần cơ hội trong ĐCS Việt Nam
Chia sẻ về các vụ án tham nhũng xử lý chậm, người đứng đầu Đảng nhìn nhận vừa qua đã khắc phục rất nhiều. Trước đây, có vụ án nhiều năm để chìm xuồng nhưng 5 năm trở lại đây, vụ nào được đưa ra đều làm đến nơi đến chốn, công khai.

"Các bác thông cảm là quy trình xem xét, rất phức tạp qua các khâu, các bước đưa ra phải có chứng cứ sức thuyết phục. Vừa qua, nhiều vụ vượt yêu cầu về thời gian như vụ ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh xử sớm hơn so với yêu cầu, làm thận trọng, kết luận ra không cãi vào đâu được", Tổng bí thư cho hay.

Thảo luận