"Việt Nam không cần xây thêm nhà máy điện than mới"

Việt Nam có khả năng không cần xây thêm nhà máy điện than mới mà vẫn đảm bảo được hệ thống năng lượng an toàn và khả thi về kinh tế, báo Đất Việt cho biết.
Sputnik

So với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, Bản thiết kế cho tương lai năng lượng sạch Việt Nam do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) công bố gần đây đề xuất, đến năm 2030 tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 21% lên khoảng 30%; tăng tỷ trọng nhiệt điện khí từ khoảng 14,7% lên khoảng 22,8%; và giảm tỷ trọng của nhiệt điện than từ khoảng 42,6% xuống còn khoảng 24,4%.

PVC xin PVN thoái vốn sau khi hoàn thành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Với việc thay đổi cơ cấu nguồn điện như đề xuất trên, GreenID tin rằng, sau năm 2020, Việt Nam có khả năng không cần xây dựng thêm các nhà máy điện than mới mà vẫn đảm bảo được hệ thống năng lượng an toàn và khả thi về kinh tế.

Bản thiết kế của GreenID chỉ ra 6 lợi ích quan trọng mang lại cho Việt Nam khi giảm điện than gồm: Tăng cường an ninh năng lượng do giảm tỷ lệ nhập khẩu than. Tránh được việc phải xây dựng thêm khoảng 30.000 MW nhiệt điện than vào năm 2030, tương đương khoảng 25 nhà máy điện than. Giảm được áp lực phải huy động 60 tỷ USD vốn đầu tư cho những dự án nhiệt điện than này. Tránh được việc đốt khoảng 70 triệu tấn than/năm tương ứng với 7 tỷ USD/năm cho việc nhập khẩu than. Giảm phát thải khoảng 116 triệu tấn CO2/năm so với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, đưa Việt Nam theo đúng với mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước. Ước tính kịch bản này sẽ giúp tránh được khoảng 7.600 ca tử vong sớm hằng năm vào năm 2030 so với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.

Vụ án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2: Hợp đồng 33 và liên minh ma quỷ
Theo ông Trần Đình Sính, Phó Giám đốc GreenID, hiện tại, giá nhiệt điện than rẻ hơn năng lượng tái tạo do chưa bao gồm chi phí ngoại biên, tức chi phí được xác định dựa trên ước tính chi phí phát sinh đối với xã hội và môi trường do chất ô nhiễm từ việc phát điện gây ra. Các chất gây ô nhiễm được xem xét chủ yếu là oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx) và dioxit cacbon (CO2).

"Thực tế, đây là chi phí có thực mà người dân và chính phủ đang và sẽ phải gánh chịu chứ không phải là nhà đầu tư. Nếu xem xét chi phí này, tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo đều trở nên cạnh tranh hơn về chi phí so với các công nghệ nhiệt điện than. Thậm chí nếu năng lượng tái tạo có giá thành sản xuất cao thì giá này vẫn chỉ bằng giá năng lượng hóa thạch khi xét đến chi phí ngoại biên", ông Trần Đình Sính khẳng định.

Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chi phí cho vấn đề sức khỏe và môi trường nếu tiếp tục phát triển các nhà máy nhiệt điện than theo Quy hoạch Điện VII hiện nay có thể lên tới 15 tỷ USD vào năm 2030. Tính toán này dựa vào điện lượng từ nhiệt điện đốt than vào năm 2030 là 311 TWh.

Việt Nam xây nhà máy nhiệt điện bằng vốn Trung Quốc: Đừng để rơi vào bẫy
Cũng theo IMF, chi phí xã hội và môi trường ở Việt Nam lên tới 2,26 USD/GJ (tương đương với 8,07 đô la Mỹ/1MWh) đối với than, 0,12 USD/GJ cho khí đốt tự nhiên và CO2 được định giá ở mức 35 USD/tấn.

Ông Trần Đình Sính cho rằng, việc thay đổi cơ cấu nguồn điện, trong đó giảm tỷ trọng nhiệt điện than, tăng tỷ trọng nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo giúp Việt Nam lợi đủ đường và phương án này hoàn toàn khả thi.

Đối với nhiệt điện khí, cũng giống như than, Việt Nam có nguồn khí đốt
trong nước, nhưng trữ lượng nhiên liệu này là hữu hạn. Dần dần các nhà máy nhiệt
điện khí sẽ phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.

Bộ Chính trị Việt Nam từng chỉ đạo chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện nghìn tỷ?
Tuy nhiên, so với nhập khẩu than thì nhập khẩu khí đốt có lợi hơn khối lượng nhập khẩu khí chỉ bằng 1/3 so với than.

"Chẳng hạn như nhiệt điện Long An, chúng tôi ước tính nếu nhập than thì mỗi ngày phải cần đến 30.000 tấn, nhưng nếu nhập khí thì chỉ cần 10.000 tấn/ngày. Hơn nữa, với nhiệt điện Long An, một khi có nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư nếu sử dụng công nghệ khí hóa lỏng tức là họ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn khí đốt cho nhà máy", ông Sính nói.

Đối với dạng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển. Phần lớn tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác. Chỉ 2.503 MW năng lượng tái tạo được khai thác cho đến năm 2015 so với tổng tiềm năng kỹ thuật là 329.708 MW. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió đứng đầu với tiềm năng kỹ thuật lần lượt là 339.600 MW và 26.760 MW.

Vì sao miền Nam Việt Nam cần thêm nhà máy nhiệt điện?
Năng lượng gió và năng lượng mặt trời thường được cho là dạng năng lượng không ổn định do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết được bằng hệ thống lưu trữ năng lượng, ví dụ như thủy điện tích năng, giúp lưu trữ khi thừa điện và phát vào lưới khi thiếu. Những hệ thống lưu trữ điện như vậy nâng cao độ tin cậy của hệ thống và giảm tình trạng mất điện.

Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đã quy hoạch 3 nhà máy thủy điện tích năng trong đó một ở miền Trung, một ở Tây Nguyên và một ở miền Bắc. Ngay cả khi không có hệ thống lưu trữ, điện mặt trời vẫn có thể đóng góp rất lớn cho lưới điện vào những khung giờ cao điểm, trong đó một nửa số giờ có bức xạ mặt trời ở mức cao nhất, vị chuyên gia cho biết.

Trở lại với các nhà máy nhiệt điện than, Phó Giám đốc GreenID lưu ý thêm, bắt đầu từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành một nước phụ thuộc nhập khẩu với mức nhập tịnh là 5%. Nhập khẩu ròng than và dầu là nguyên nhân chính của tình hình này. Việc nhập khẩu than sẽ tiếp tục tăng vì theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh lượng than cần cho các nhà máy điện đến năm 2030 dự kiến tăng gần gấp đôi. Hầu hết các dự án nhiệt điện than BOT bắt đầu thi công từ năm 2015 đều phải dùng than nhập khẩu.

Công ty Rostov gửi thiết bị đến Việt Nam cho Nhà máy nhiệt điện
Việc nhập khẩu một khối lượng lớn than trong khi Việt Nam chưa có một kế hoạch cụ thể nào về ngân sách, phương tiện vận chuyển, các cảng bốc dỡ là một rủi ro rất lớn. Những rủi ro ấy có thể là rủi ro về thể chế (can thiệp bất ngờ từ chính phủ
nước xuất khẩu), rủi ro về thị trường (biến động giá cả, khả năng có hay không có than, cạnh tranh với người mua mới) và rủi ro về tiền tệ (lạm phát, các thay đổi về thuế). Tất cả những nhân tố này có thể chi phối mạnh mẽ thị trường năng lượng tại Việt Nam.

Từ những phân tích trên, vị chuyên gia nhấn mạnh: 

"Cứ 10 năm, Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia được ban hành nhằm định hướng cho 10 năm tiếp theo và tầm nhìn cho 10 năm kế tiếp. Vào tháng 6/2011, Chính phủ đã ban hành Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 với tầm nhìn đến năm 2030. Thế nhưng, quy hoạch này đã được xem xét và điều chỉnh lại vào tháng 3/2016. Quy hoạch này nhấn mạnh hơn vào sự phát triển của năng lượng tái tạo và tự do hóa thị trường năng lượng, mặc dù tỷ lệ năng lượng tái tạo vẫn còn ở mức thấp. Việc phát triển và khai thác nguồn tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam nên được xem xét là ưu tiêu hàng đầu trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong hiện tại và tương lai".

Thảo luận