«Chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu quy mô và chỉ ra rằng giữa bệnh ung thư vòm họng và chất lượng không khí có mối liên hệ thống kê hiện thực. Phát hiện của chúng tôi là minh chứng kế tiếp rằng hạt sol khí và bụi li ti có tác động rất tiêu cực cho sức khỏe con người», — Yung-Po Liaw từ Đại học Trung Sơn ở Đài Trung (Đài Loan) viết.
Những năm gần đây, các nhà khoa học dành nhiều quan tâm theo dõi xu thế ảnh hưởng từ hoạt động của nhân loại và đà tăng trưởng dân số thế giới đến khí hậu và sinh thái trên Trái đất từ trước thời đại công nghiệp, mà ngày nay gắn với phát triển hiện tượng nóng lên toàn cầu và gia tăng mạnh các chất độc hại trong bầu khí quyển, nước và thổ nhưỡng.
Theo đánh giá hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới, 80% cư dân các đô thị trên hành tinh hàng ngày hít thở không khí chứa nồng độ chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn mà WHO đã đặt ra. Điều này đặc biệt rõ ở các nước thuộc thế giới thứ ba, nơi hầu như toàn bộ cư dân các đô thị lớn đang sống trong điều kiện khói mù thường xuyên như ở Trung Quốc, hoặc là không khí bị ô nhiễm bởi lượng lớn các sản phẩm xăng dầu đốt nóng như hầu hết các nước Đông Nam Á.
Chuyên gia Liaw và các cộng sự đã thu thập dữ liệu đáng tin cậy về ảnh hưởng của mức thải thán khí với nguy cơ phát triển bệnh ung thư khoang miệng, thông qua phân tích các dữ liệu thu thập từ bốn bệnh viện lớn nhất ở Đài Bắc, thủ phủ của hòn đảo này trong cả thập kỷ qua.
Tổng cộng, trong khoảng thời gian đó đã có khoảng nửa triệu cư dân thành phố yêu cầu trợ giúp y tế vì nhứng lý do khác nhau. Khoảng 1.600 người là nạn nhân của bệnh ung thư vòm họng, hiện thực đáng buồn cho phép các nhà khoa học kiểm tra xem bệnh có liên quan gì đến sol khí hay không và so sánh tỷ lệ mắc ung thư ở những khu vực khác nhau của thành phố với bản đồ ô nhiễm không khí trên lãnh thổ Đài Bắc.