Toàn cầu hóa ở Việt Nam: thành tựu to lớn và mối nguy cơ lớn

Việt Nam là quốc gia toàn cầu hóa đông dân nhất trong lịch sử hiện đại. Trên cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới từ năm 1960,ấn phẩm Quartz đã viết như vậy.Trong năm 2017,Việt Nam có tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP đạt hơn 200%. Đây là mức cao nhất ở bất kỳ quốc gia nào với dân số hơn 50 triệu người. Đứng thứ hai là Thái Lan với tỷ lệ 122%.
Sputnik

Chỉ số này được tính bằng cách cộng giá trị của hàng xuất khẩu và nhập khẩu, sau đó chia số liệu theo GDP. Tỷ lệ cao — lên đến 300% — là điển hình cho các quốc gia nhỏ và giàu có như Hồng Kông, Singapore và Luxembourg. Các công ty ở những nước này làm ra sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu vì thị trường nội địa của họ quá nhỏ. Những thành tựu của Việt Nam với  dân số gần 100 triệu người trở thành trường hợp hy hữu.

Nền kinh tế toàn cầu hóa đặc biệt của Việt Nam là kết quả của việc chính quyền của đất nước tập trung vào xuất khẩu, lấy nó làm nền tảng tăng trưởng kinh tế. Toàn cầu hóa chắc chắn đã mang lại cổ tức lớn cho đất nước. GDP của Việt Nam về chỉ số đồng đẳng sức mua đã tăng từ 1.500 đô la vào năm 1990 lên đến 6.500 đô la ngày nay. Tỷ lệ người sống trong tình trạng cực nghèo giảm từ 70% vào đầu những năm 1990 xuống khoảng 10% vào năm 2016.

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2018: Dự báo nhiều gam màu sáng

"Việt Nam, tất nhiên, đã đạt được những chỉ số thành tích xuất sắc, nhưng tôi cho rằng con số 200% nên được giảm một phần ba, vì 80% ngoại thương của Việt Nam được cung cấp bởi các tập đoàn nước ngoài. Họ nhập khẩu nguyên liệu và thành phần phụ kiện, và họ cũng xuất khẩu sản phẩm này đã có trong thành phẩm, tức là khối lượng sản xuất được tính hai lần, — Vladimir Mazyrin, Giáo sư  Tiến sĩ khoa học kinh tế, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN bình luận. — Mức độ cởi mở và tự do kinh tế ngoại thương  cũng đồng thời là mức độ phụ thuộc kinh tế nước ngoài. Xét cho cùng, bất kỳ  tai biến, thảm họa  và khủng hoảng nào trên quy mô toàn cầu đều ảnh hưởng đến các quốc gia định hướng xuất khẩu một cách tổn thất lớn hơn nhiều so với các nước làm việc nhiều hơn cho thị trường nội địa. Việt Nam đã bắt đầu trải nghiệm những tác động của cuộc chiến thương mại đang xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam đã tạo ra một ngành công nghiệp thép mới và đang tích cực xuất khẩu các sản phẩm này, chủ yếu sang Hoa Kỳ. Nhưng vì cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã chuyển giai đoạn hoàn thiện sản xuất thép sang Việt Nam và xuất khẩu nó với tư cách sản phẩm của Việt Nam. Hoa Kỳ cảnh báo Việt Nam rằng sẽ áp đặt mức thuế cao lên sản phẩm đó. Nó sẽ đánh đòn khủng khiếp vào ngành công nghiệp, bởi vì chính bản thân Việt Nam không có nhu cầu về thép, và điều này sẽ dẫn đến việc đóng cửa các xí nghiệp, xẩy ra nạn thất nghiệp và tổn thất rất lớn. Điều này có thể mở rộng sang loại sản phẩm khác. Tình hình hiện tại, khi Hoa Kỳ "động một tý lại giơ chiếc gậy dùi cui" cho thấy sự nguy hiểm của việc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Duy nhất chỉ có một lối thoát — phát triển thị trường trong nước. Và Việt Nam đang làm điều đó, thị trường nội địa có tiềm năng lớn cho sự tăng trưởng, nó đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế tiêu dùng. Còn hiện giờ, đất nước này hoàn toàn có thể cảm nhận được tất cả "những điều thú vị" của mức độ toàn cầu hóa cao", chuyên gia Nga kết luận.

Thảo luận