Mỹ nhập khẩu hơn 500 tỷ USD hàng Trung Quốc mỗi năm trong khi Trung Quốc chỉ nhập khẩu 130 tỷ USD hàng Mỹ. Nếu xem xét cuộc chiến thương mại chỉ riêng trong lĩnh vực rào cản thuế quan, thì sức mạnh của Trung Quốc có thể cạn kiệt nhanh hơn. Bây giờ gần một nửa hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp thuế nhập khẩu bổ sung, và chính quyền Trump hứa sẽ áp thuế lên gần như mọi mặt hàng mà Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Đáp trả điều đó, Trung Quốc hứa sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu từ Mỹ không chỉ về khối lượng, mà còn cả về chất lượng, nhưng, chưa nói về những biện pháp cụ thể. Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Trung Quốc, hơn một nửa trong số 430 công ty Hoa Kỳ được khảo sát đều phàn nàn về thủ tục hải quan chậm trễ đối với hàng hóa Mỹ xuất sang Trung Quốc. Các công ty cũng lưu ý rằng, những đợt kiểm tra và rào cản có tính quan liêu xảy ra quá "thường xuyên".
"Qualcomm đã gửi câu hỏi chất vấn đến Cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc liên quan đến hợp đồng mua lại NXP vào thời điểm vấn đề ZTE đang được tranh cãi tại Mỹ. Trong điều kiện đó, Trung Quốc đã sử dụng vụ việc với Qualcomm như một biện pháp đáp trả Hoa Kỳ. Dư luận xã hội cũng đã ảnh hưởng đến quyết định đó. Logic là rất đơn giản: nếu bạn áp dụng các biện pháp trừng phạt chống ZTE, tôi sẽ ngăn chặn giao dịch với Qualcomm. Nhưng, theo tôi, trong tương lai Trung Quốc sẽ không áp dụng những biện pháp như vậy. Bởi vì chính quyền Bắc Kinh xem xét cuộc chiến thương mại như một cơ hội tốt để Trung Quốc trở nên cởi mở hơn với thế giới bên ngoài. Tôi nghĩ rằng, trong tương lai điều kiện kinh doanh của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn. Trung Quốc sẽ không sử dụng những biện pháp này như vũ khí trong cuộc chiến thương mại để gây áp lực lên các công ty Mỹ".
Cần phải lưu ý rằng, không phải tất cả các giao dịch với Mỹ bị phía Trung Quốc chặn đứng, mặc dù các mối quan hệ song phương đang xấu đi. Trung Quốc đã chấp thuận hợp đồng công ty Microchip Technology mua lại Microsemi tại California. Thương vụ Toshiba bán mảng chip nhớ cho Bain Capital cũng vậy. Không thể nói rằng, Cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc đã ngăn chặn hợp đồng của Qualcomm chỉ vì lý do chính trị. Phải nhớ rằng, Qualcomm là nhà cung cấp chip quan trọng nhất cho các công ty Trung Quốc. Nhưng đối với công ty Walt Disney, đây là một sự an ủi nhỏ. Hạn chót cho giao dịch là ngày 19 tháng 10 mà Trung Quốc vẫn chưa trả lời câu hỏi chất vấn. Ngoài ra, gần đây Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát việc trình chiếu những bộ phim nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, có thể nói chắc chắn rằng, các nhà chức trách Trung Quốc sẽ xem xét đặc biệt cẩn thận giao dịch giữa công ty Walt Disney và công ty 21st Century Fox.