Chiến tranh thương mại liệu có cản trở cuộc gặp cấp cao Trung-Mỹ bên lề G20?

Cuộc gặp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào cuối tháng 11 tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vẫn là một khả năng không bị loại trừ, nhưng kết quả có thể là số 0 mà cũng có thể thuận lợi cho quan hệ song phương. Đó là ý kiến do các chuyên gia nêu lên trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Sputnik

“Khi Hoa Kỳ tính toán loại bỏ Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh toàn cầu”
Ông Thôi Thiên Khải Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc gặp cấp cao tiềm năng bên lề hội nghị G20. Trả lời phỏng vấn của Fox News Sunday, ông bày tỏ quan điểm cho  ​​rằng cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ "đóng vai trò quan trọng then chốt không thể thay thế trong việc thúc đẩy quan hệ liên quốc gia". Nhà ngoại giao cho biết bản thân ông có vinh dự lớn là được tham gia vào cả hai cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ — ở Florida và ở Bắc Kinh vào tháng  4 và tháng 11 năm ngoái. Đại sứ Thôi Thiên Khải lưu ý rằng "hiện hữu sự hiểu biết lẫn nhau và những liên hệ làm việc tốt lành giữa các nhà lãnh đạo cao cấp nhất. Tôi hy vọng, và  tin chắc rằng thực tiễn đó sẽ được tiếp nối", — ông Thôi nhấn mạnh.

Ông Wang Zhimin Giám đốc Viện Toàn cầu hóa và hiện đại hóa thuộc Viện Kinh tế và Ngoại thương Trung Quốc chia sẻ quan điểm của ông về cuộc gặp sắp tới của hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ:

 "Bây giờ đã đến thời điểm quyết định trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cả hai bên đều phải đối mặt với lựa chọn khó khăn. Đó là thực tế khách quan. Hơn thế nữa, không ai chịu nhượng bộ mà đều tính đến thành tựu chiến thắng cuối cùng. Tôi cho rằng các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc và Hoa Kỳ hẳn là sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20".

Hoa Kỳ hoàn toàn ngừng cung cấp dầu cho Trung Quốc
Bất kể mức độ gay gắt nghiêm trọng của cuộc chiến thương mại giữa hai nước và tình trạng căng thẳng trong quan hệ liên quốc gia, những người đứng đầu hai Nhà nước không va chạm nhau ở cấp cá nhân. Ngay cả Trump, người thường "dội bom" chỉ trích Trung Quốc, vẫn luôn luôn nói với "sự tôn trọng và thán phục" về ông Tập. Tất nhiên, Chủ tịch Trung Quốc cũng không bao giờ phát biểu  tấn công cá nhân  Trump, mà điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo hai nước không cắt đứt quan hệ của họ. Tại sàn giao lưu quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh G20, cả hai bên cần tổ chức chí ít là cuộc gặp giao tế.  Cuộc gặp đó chắc chắn sẽ tác động tích cực đến việc hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước. Ngoài ra, hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra sau cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Do đó, cuộc gặp cấp cao sẽ không ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến bầu cử. Vấn đề khiến Trump lo âu nhất hiện nay là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ", — ông Wang nhận định.

Trong khi đó, ông Alexandr Lomanov, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) lại cho rằng vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không thể giải quyết được ở cấp độ cá nhân, bởi là vấn đề "có tính hệ thống".

"Cuộc trò chuyện đơn giản giữa hai nhà lãnh đạo rõ ràng là không đủ, và nỗ lực chuẩn bị một giải pháp Trung-Mỹ tháo gỡ tranh cãi thương mại ở cấp độ các chuyên viên cho tới nay vẫn chưa mang lại bất cứ kết quả gì. Điều đó diễn ra vì các bên đều không nhìn thấy khả năng thỏa hiệp. Mỹ đòi hỏi từ Trung Quốc những nhượng bộ quá lớn. Đồng thời, chuyện nói ở đây từ lâu không chỉ về thâm hụt thương mại được thảo luận suốt thời gian dài, mà là về sự thay đổi trong chính sách kinh tế Trung Quốc và khả năng buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng khoa học và công nghệ mà đương nhiên Bắc Kinh sẽ không bao giờ đồng ý. Vì vậy,  cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Trung-Mỹ là rất có thể, nhưng chẳng nên mong đợi bước đột phá".  

WSJ: Trung Quốc có thể từ chối đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
Cuộc gặp tiềm năng có thể mang lợi nhiều cho phía Mỹ hơn là cho phía Trung Quốc. Vì nguyên nhân  đó Trung Quốc sẽ có thái độ thận trọng nhất định và hẳn là khó lòng tăng cường vận động hành lang cho cuộc gặp, — các chuyên gia nhận xét. Sau những cuộc gặp ở Florida và Bắc Kinh, cả hai bên đều cam đoan về tình hữu nghị dành cho nhau và xuất hiện ảo tưởng rằng mọi khúc mắc đã được tháo gỡ. Thế nhưng đã khởi  đầu cuộc chiến thương mại. Kết quả là xu hướng tương tự như trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, khi Trump gọi Tổng thống Putin là bạn đồng thời giáng đòn tấn công từ mọi hướng vào nền kinh tế Nga và giới doanh nhân Nga. Ở Trung Quốc thường rất chú ý đến vấn đề về danh tiếng và hình ảnh trong giao lưu với đối tác. Vì vậy, không khó hình dung rằng sau cuộc gặp ở Argentina, Trump sẽ kể đã chuyện trò tuyệt hảo với Tập Cận Bình như thế nào, rằng hai nhà lãnh đạo này là những người bạn thực thụ, song hành với áp đặt biểu thuế mới 20% cho các hàng xuất khẩu Trung Quốc còn lại, — ông Alexandr Lomanov phân tích.

Trong tương quan đó, có chi tiết đáng chú ý. Cuối tuần trước, khi các cộng sự của Trump không loại trừ khả năng có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc tại G20 ở Buenos Aires, thì Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố đe dọa áp đặt vòng thuế mới với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Động thái này được thực hiện trong cuộc phỏng vấn một giờ đặc biệt, phát sóng trên kênh CBS vào ngày Chủ nhật.

Trong khi đó, một chuyên gia của Viện nghiên cứu Mỹ và Canada (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) là Thiếu tướng về hưu Pavel Zolotarev nêu ý kiến cho rằng chính sự bùng phát xấu đi của quan hệ Trung-Mỹ  theo hàng loạt điểm chứ  không riêng thương mại lại là yếu tố cần đẩy các nhà lãnh đạo của hai nước này đến vòng mới giao tiếp cá nhân.

"Thời gian gần đây, đã xuất hiện những tuyên bố từ phía Mỹ rằng Trung Quốc thậm chí còn can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hoa Kỳ nhiều hơn cả Nga. Trong bối cảnh này, khá hợp lý là gặp Chủ tịch CHND Trung Hoa và nói thẳng, tương tự  như Trump đã trò chuyện với Putin. Cuộc gặp cá nhân của các lãnh đạo — là hoàn toàn khá tự nhiên khi có tình hình căng thẳng. Cuộc gặp  ở Helsinki của các ông Putin và Trump là chỉ báo trên bình diện này. Họ đã nói thẳng, mặc dù không thỏa thuận được với nhau về bất cứ điều gì và không ký kết bất kỳ văn kiện nào. Dù sao chăng nữa, ngay cả cơ hội nói chuyện và giải thích cho nhau rõ một vài vấn đề nào đó — không cần nghi ngờ gì, cũng luôn là điểm cộng tích cực dù trong sự leo thang căng thẳng".

Thảo luận