Tình báo Five Eyes đối phó với Trung Quốc?

Thời gian gần đây, trên báo chí phương Tây xuất hiện ngày càng nhiều thông tin về mối đe dọa từ gián điệp Trung Quốc cũng như về sự tương tác ngày càng tăng giữa các cơ quan tình báo phương Tây để chống lại tình báo Trung Quốc.
Sputnik

Ví dụ, Reuters thông báo rằng, năm thành viên Liên minh Tình báo Five Eyes (Năm con mắt) gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand đã tăng cường hợp tác về chủ đề Trung Quốc và đã tổ chức cuộc đàm phán với các cơ quan tình báo của Nhật Bản, Đức và Pháp bàn về sự hợp tác để đối phó với Trung Quốc. Sputnik yêu cầu chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận về nội dung này.

Bỉ đưa một quan chức Trung Quốc tới Mỹ vì nghi ông này làm gián điệp
Xét theo những thông tin trên báo chí phương Tây, có vẻ như thời gian gần đây Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động tình báo tại các nước phương Tây, và chính bởi vậy họ phải có lời đáp khẩn cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình là phức tạp hơn.

Khác với các cuộc chiến tranh thông thường với sự tham gia của các đơn vị quân đội, đối đầu giữa các cơ quan đặc nhiệm liên tục xảy ra. Trong các hệ thống phân cấp, nơi chỉ có một nhà lãnh đạo và chủ quyền của các quốc gia khác bị hạn chế, hầu như không có sự đối đầu như vậy, hoặc nó được giảm thiểu. Ví dụ, Hoa Kỳ có thể nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhưng rất khó để tưởng tượng rằng, cơ quan tình báo Đức dám thực hiện những hoạt động có quy mô tương tự tại Hoa Kỳ.

Mỹ lo ngại Nga và Trung Quốc sẽ "đánh lừa" vệ tinh gián điệp của họ
Đối với các quốc gia độc lập giữ các vị trí gần ngang bằng nhau trong hệ thống quốc tế, sự đối đầu trong lĩnh vực tình báo là một phần không thể thiếu trong quan hệ đối ngoại. Các quốc gia đều thực hiện những hoạt động tình báo nước ngoài cả trong khi có mối quan hệ rất tốt với quốc gia khác, cũng như trong điều kiện khi mối quan hệ bước vào giai đoạn khủng hoảng (mặc dù cường độ hoạt động gián điệp có thể khác nhau).

Khi hai nước có mối quan hệ ổn định và tích cực, những vụ bê bối và mâu thuẫn liên quan đến gián điệp lẫn nhau được giải quyết sau cánh cửa khép kín, mà không được trưng bày trước công chúng. Nếu mối quan hệ là xấu thì có những cáo buộc công khai, triệu tập đại sứ, trục xuất các nhà ngoại giao. Và ngay lập tức các nhà báo tìm được nguồn tin trong các cơ quan đặc nhiệm kể về những vụ gián điệp mới.

Nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ làm gián điệp cho Trung Quốc
Có vẻ như trong trường hợp này không thể nói về những thay đổi trong hoạt động tình báo của Trung Quốc chống phương Tây, nguyên nhân chính là tình trạng quan hệ Trung —Mỹ đã xấu đi. Trên thực tế, đã từ lâu Trung Quốc gia tăng hoạt động tình báo. Xét theo những thông tin được công khai rộng rãi: vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã phát hiện ra mạng lưới tình báo Đài Loan trên lãnh thổ của họ, và trong mấy năm gần đây Trung Quốc đã thực hiện một loạt cuộc tấn công trên không gian mạng chống lại Hoa Kỳ. Vào đầu những năm 2010, Trung Quốc đã tiêu diệt hoặc bỏ tù các gián điệp CIA, và trong năm 2015 họ đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của nhiều quan chức Mỹ.

Khi đó, những thông tin này không được phản ánh trong các phương tiện truyền thông, hoặc chỉ được đề cập trong các tài liệu chuyên ngành về lực lượng vũ trang và các cơ quan an ninh của CHND Trung Hoa, và không gây ra sự quan tâm lớn trên thế giới. Bây giờ vấn đề gián điệp Trung Quốc, giống như vấn đề gián điệp Nga trước đó, là trọng tâm trong chương trình nghị sự. Mục đích của chiến dịch này khá rõ ràng. Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đang cố gắng ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với công nghệ hiện đại, gây khó khăn cho quá trình trao đổi khoa học, ngăn chặn các hợp đồng sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực công nghệ cao. Đồng thời, họ cố gắng ngăn chặn những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tăng cường "quyền lực mềm" và mở rộng ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài. Những động thái như vậy từ phía Hoa Kỳ là một hệ quả tất yếu của mối quan hệ song phương đang xấu đi và không phụ thuộc vào bất kỳ hành động cụ thể nào của các cơ quan đặc nhiệm Trung Quốc.

Thảo luận