Trở về từ cõi chết: "hồi sinh" người nổi tiếng để làm gì?

MOSKVA (Sputnik) – Thời gian gần đây người ta biết rằng ca sĩ nổi tiếng người Anh Amy Winehouse sẽ tham gia một tour diễn vào năm 2019. Mọi thứ có vẻ đều bình thường, tuy nhiên cô ấy đã qua đời vì dùng thuốc quá liều vào năm 2011.
Sputnik

Người hâm mộ được mời mua vé để xem buổi biểu diễn kỹ thuật số  của nữ ca sĩ — song hành cùng giọng hát của nữ ca sĩ đã được thu âm là hologram — hình chiếu 3D sẽ xuất hiện trên sân khấu. Ngày càng có nhiều ngôi sao "tiếp tục" sự nghiệp theo cách này sau khi họ rời cuộc sống — vẫn đi lưu diễn, quay quảng cáo và thậm chí là đóng phim. Sputnik tìm hiểu, ai và bằng cách nào người ta hưởng lợi từ những bản copy kỹ thuật số của người nổi tiếng.

Từ John Lennon đến Marilyn Monroe

Hình ảnh ba chiều của những ngôi sao đã chết ở phương Tây không phải là gì mới mẻ, thậm chí còn có một thuật ngữ đặc biệt "delebs" dành cho những người nổi tiếng trong cụm từ "dead celebrities" trong tiếng Anh, nghĩa là "những người nổi tiếng đã qua đời". Các "kinh nghiệm" đầu tiên thuộc loại này được bắt đầu từ con số không, chủ yếu cho quảng cáo truyền hình. Vì vậy, các rocker Kurt Cobain (Nirvana), Sid Vishez (Sex Pistols) và Joey Ramon (Ramones), người đã rời bỏ thế giới chúng ta, trở thành những nhân vật trong video quảng cáo của nhãn hiệu giày Dr. Martens.

Thông thường, các thành viên trong gia đình sẽ có quyền cho phép sử dụng hình ảnh — trong trường hợp của Kurt Cobain, vợ góa của anh, Courtney Love, sẽ là người nhận tiền từ các quảng cáo. Yoko Ono đã nhận được một khoản tiền sau cái chết của người chồng nổi tiếng. Thành viên huyền thoại của nhóm The Beatles, John Lennon, người đã bị giết vào năm 1980, đã "đóng vai chính" trong một quảng cáo cho trò chơi điện tử Rock Band và Citroën. Ngôi sao Hollywood Marilyn Monroe, người đã qua đời năm 1962, cũng "tham gia" quảng cáo cho hãng xe nổi tiếng vừa nhắc tới.

Kể  cả các con trai của Audrey Hepburn cũng không bỏ qua kỹ thuật này, họ đã nhiều lần "cho thuê" hình ảnh ngôi sao của mẹ mình trong "Roman Holiday" và "Breakfast at Tiffany" cho các thương hiệu nổi tiếng. Như vào năm 2013, nữ diễn viên xuất hiện trong quảng cáo sô cô la Galaxy,còn trước đó cô "đóng vai chính" trong quảng cáo về quần jean, xe hơi và trà.

Từ Tupac đến Prince

Công nghệ càng tiên tiến, càng có nhiều cách để sử dụng delebs cho mục đích thương mại. Quảng cáo ngắn với những người nổi tiếng đã qua đời dần được thay thế bằng các buổi hòa nhạc chính thức và tour diễn. Trong năm 2012, trên sân khấu của rapper Snoop Dogg và Dr. Dre "xuất hiện" Tupac Shakur. Ca sĩ, người bị bắn chết  năm1996, không chỉ biểu diễn tại festival Coachella, mà còn đi "lưu diễn".

Người ta không biết chính bản thân chàng rapper sẽ phản ứng như thế nào với điều này, nhưng người ta đã biết một nghệ sĩ người Mỹ vừa được "hồi sinh" gần đây, Prince, có thái độ phản ứng thế với các hình chiếu 3D. Thời còn sống, chàng ca sĩ phản ứng mạnh với những "hình chiếu", thể hiện hy vọng rằng điều này sẽ không xảy ra với anh. Tuy nhiên, sau cái chết của Prince vào năm 2016, hình ba chiều của anh đã hát một bản song ca với Justin Timberlake trong giờ giải lao trận chung kết Giải Siêu cúp bóng bầu dục Mỹ "Super Bowl 2018".

Mặc dù những người hâm mộ trung thành đã lên án các nhà tổ chức chương trình, động cơ của những người quảng bá rất rõ ràng — kiếm tiền qua các buổi biểu diễn của ngôi sao lớn, người không thể hủy bỏ hoặc làm hỏng buổi hòa nhạc, bị bệnh hoặc yêu cầu một khoản chi phí lớn. Ngoài ra, việc "lưu giữ" một hình chiếu kỹ thuật số sẽ rẻ hơn nhiều so với việc thỏa mãn những điều khoản của các nhạc sĩ. Khía cạnh đạo đức mờ nhạt dần trước các lợi ích kinh tế.

Trong số các lý do thịnh hành mốt hình chiếu 3D về các minh tinh đã tạ thế phải kể đến việc tăng uy tín sự kiện. Hiếm có sự kiện hoành tráng nào ngày nay lại thiếu đi yếu tố giới thiệu các hình chiếu về các siêu sao của một thời hoàng kim như: Michael Jackson trình diễn lễ trao giải thưởng âm nhạc của Billboard, Whitney Houston hát song ca với Christina Aguilera trong trận chung kết chương trình "The Voice" của Mỹ, Freddie Mercury hòa giọng cùng ban nhạc huyền thoại Queen tại Thế vận hội London.

Có lẽ, khi những ngôi sao này còn sống, ban tổ chức sẽ khó mời được họ tham gia trình diễn nên việc sử dụng công nghệ trình chiếu 3D đơn giản hóa vấn đề đi rất nhiều. Có cảm giác, trong giới Showbiz phương tây đã cạn kiệt tài năng, nên đành "làm phiền" giấc ngàn thu của những ngôi sao quá cố.

Thảo luận