Lịch sử đã lựa chọn: Uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam hội tụ ở TBT Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương ở Hội nghị lần thứ 8 thống nhất giới thiệu để Quốc hội bầu vào chức danh nguyên thủ này, báo Pháp luật TP.HCM có bài bình luận.
Sputnik

Hôm nay (22-10), Quốc hội (QH) sẽ khai mạc kỳ họp thứ 6. Theo chương trình dự kiến, ngày đầu tiên, QH sẽ giới thiệu nhân sự để bầu tân Chủ tịch nước, thay cho cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đột ngột tháng trước. Như chúng tôi đã thông tin, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương ở Hội nghị lần thứ 8 thống nhất giới thiệu để QH bầu vào chức danh nguyên thủ này.

Chính thức giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc Hội bầu Chủ tịch nước (Video)

Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa IX, về tình huống đặc biệt này.

Xây dựng được uy tín cả trong đối nội lẫn đối ngoại

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về việc Trung ương 8 thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để QH bầu vào chức danh Chủ tịch nước?

+ Ông Phan Diễn (ảnh): Khi hay tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất, tôi đã nghĩ tới khả năng này. Nhiều người khác mà tôi trao đổi cũng vậy, cho rằng đây là phương án hợp lý nhất. Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, mà nguyên thủ là người có đủ thẩm quyền chính trị và pháp lý để đảm đương thực chất vai trò đối nội, đối ngoại.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban Bí thư Phan Diễn

Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ phát huy hiệu quả về phòng chống tham nhũng
. Vấn đề này thì báo chí, dư luận bên ngoài bàn tới từ lâu rồi. Không biết trong Đảng đã bao giờ chính thức đưa ra thảo luận?

+ Dư luận thì có nhiều ý kiến, mong muốn thực hiện điều này từ lâu rồi. Vì mô hình tổ chức như vậy hợp lý hơn, nhất là vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch nước sẽ trọn vẹn hơn, thực chất hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Trong Đảng, như tôi biết thì chưa bao giờ đưa ra bàn bạc một cách cụ thể, kỹ lưỡng như một chủ trương cả.

Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là khôi phục lại mô hình tổ chức quyền lực thời Bác Hồ còn sống. Thời ấy, uy tín của Bác trong Đảng, trong dân là tuyệt đối. Có lẽ vì vậy mà sau này mọi người đều thận trọng…

. Nếu mô hình Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là đúng đắn, là khoa học thì tại sao Đảng không đưa ra thảo luận chính thức để quyết định, mà để tới bây giờ có tình huống đặc biệt mới triển khai?

+ Mỗi sự thay đổi liên quan đến mô hình thể chế, về tổ chức quyền lực đều thường gắn với bối cảnh nào đó, mà trường hợp này là tình thế đặc biệt — Chủ tịch nước đương chức mất đột ngột. Đấy chỉ là tình huống thôi. Quan trọng hơn cả là đến lúc này, với diễn biến chính trị từ sau Đại hội XII tới nay, bằng việc quyết liệt đấu tranh với tham nhũng, suy thoái, biến chất và tiếp tục đổi mới kinh tế-xã hội, Đảng dần dần khôi phục được uy tín của mình, mà cái uy tín ấy hội tụ ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Con trai GS Đại, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và chuyện tình báo Trung Quốc
 Về đối nội, Tổng bí thư  nhận được sự ủng hộ, suy tôn trong Đảng, được quần chúng yêu mến, tin cậy. Về đối ngoại, đến nay các nước, kể cả nước lớn đều thừa nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta, cũng như vị trí của Tổng Bí thư trong thể chế chính trị Việt Nam.

Tất cả những yếu tố ấy tạo nên bối cảnh thuận lợi nhất để Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước một cách tự nhiên nhất…

Quan trọng nhất là xây dựng Đảng trong sạch, dân chủ

. Cấu trúc "tứ trụ" ít nhất đã vận hành từ hơn 25 năm qua, sau Hiến pháp 1992. Ở đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch QH đều có chức năng, nhiệm vụ theo phân công trong Bộ Chính trị và theo pháp luật. Nay một người vừa là Tổng Bí thư vừa là Chủ tịch nước thì liệu công việc có nặng nề, quá sức không?

Thiết chế Chủ tịch nước Việt Nam
+ Sẽ vất vả hơn nhưng Đảng và Nhà nước sẽ chọn ra phương thức phù hợp thôi. Bác Hồ khi đã cao tuổi vẫn tiếp tục gánh vác hai chức danh, hai vị trí công việc như vậy và Bác vẫn có cách để vận hành bộ máy, thực hiện vai trò lãnh đạo Đảng, Nhà nước của mình rất thực chất và hiệu quả…

Theo tôi hiểu, vấn đề quan trọng nhất là phải làm tốt công tác xây dựng Đảng, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền, Đảng của dân, không chuyên quyền độc đoán, thực sự dân chủ. Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền mạnh thì phải thực sự tôn trọng, phát huy các thiết chế nhà nước đã được quy định trong hiến pháp, để các thiết chế ấy làm tốt nhất chức năng của mình. Tổng Bí thư Đảng — Chủ tịch nước là tấm gương thực hiện tất cả những điều ấy.

. Hội nghị Trung ương 8 vừa rồi đã lập ra các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII. Vậy ông nghĩ thế nào về khả năng mô hình Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước trong thời gian tới?

+ Mô hình này đã hình thành một cách tự nhiên, thuận lợi nhất có thể và rõ ràng nó đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân và đông đảo đảng viên. Cá nhân tôi cũng mong muốn như vậy và hy vọng mô hình ấy có thể tiếp tục ở các khóa sau.

Xin cám ơn ông.

Thảo luận