Đây là câu trả lời của nội các đối với báo cáo của Ủy ban Hạ viện về công nghệ kỹ thuật số, văn hóa, thể thao và các phương tiện truyền thông, có nhan đề là "những tin tức giả mạo".
Trong bản báo cáo có dẫn lời của Thủ tướng Anh Theresa May về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử và áp đặt "những tin tức giả mạo". Matxcơva sử dụng thông tin như một vũ khí và có ý định "gieo rắc bất hòa ở phương Tây", tài liệu viết. Các tác giả của bài báo cáo đề nghị cần đưa ra biện pháp giải quyết vấn nạn này.
Tuy nhiên, nội các không hoàn toàn đồng ý với đề xuất đưa ra.
"Chính phủ không nhìn thấy bằng chứng về việc sử dụng thành công thông tin sai lạc bởi các quốc gia nước ngoài, bao gồm Nga, nhằm ảnh hưởng đến các quá trình dân chủ của Anh. Nhưng chúng ta không chủ quan, chính phủ đang tích cực làm việc với các đối tác để phát triển các biện pháp cứng rắn nhằm giải quyết vấn đề này"- trích tài liệu hồi đáp.
Ủy ban Hạ viện không hài lòng với phản ứng của chính phủ đối với báo cáo của mình. Người đứng đầu ủy ban, ông Damian Collins, gọi lời hồi đáp này là đáng thất vọng.
Ngoài ra, trong số 42 đề xuất đưa ra, chính phủ chỉ chấp nhận 3 đề xuất, từ chối 4 đề xuất khác, còn 9 đề xuất nữa không nhận được lời bình luận nào.
Nga đã nhiều lần bị buộc tội can thiệp vào các quá trình dân chủ của các quốc gia khác.
Matxcơva phủ nhận mọi cáo buộc. Phát ngôn viên Tổng thống Dmitry Peskov gọi những cáo buộc này là "hoàn toàn vô căn cứ".
Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không tồn tại bất kỳ bằng chứng nào về sự can thiệp của Nga.