Đổi 100 USD phạt 90 triệu, không sai nhưng mà…

Con đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi 34 ngàn tỷ đồng vừa làm xong đã hỏng, ban quản lý còn đổ cho trời mưa, rồi sau đó xin rút kinh nghiệm vì "phát ngôn gây hiểu nhầm", đã có ai bị chịu trách nhiệm gì chưa?, báo Đất Việt có bài phân tích.
Sputnik

Ngày 23/10, UBND TP Cần Thơ đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều) vì đã mang đổi 100 USD tại tiệm vàng. Đồng thời, ông Rê còn bị tịch thu gần 2,3 triệu đồng đã đổi được.

Đổi 100 USD, bị phạt 90 triệu đồng: Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ nói gì?

Ông Rê cho biết 100 USD là tiền của người thân gửi cho. Cuối năm 2017, ông mang đến tiệm vàng đổi thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang. Sau nhiều lần làm việc, đến ngày 13/8, cơ quan chức năng mới có biên bản vi phạm.

"Trước đây tôi từng đem USD đến các tiệm vàng đổi ra tiền Việt xài mà không gặp rắc rối nào", ông Rê nói. Ông cũng cho biết, với mức lương thợ điện khoảng 4 triệu đồng mỗi tháng, ông không biết lấy đâu ra 90 triệu đồng để nộp phạt.

Phía UBND TP Cần Thơ cho biết thêm, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu rõ: Ông Nguyễn Cà Rê có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Bị phạt 90 triệu vì đổi 100 USD trong tiệm vàng ở Cần Thơ
Thực sự đây là một tin tức gây sốc với nhiều người dân. Bởi chuyện được người thân cho, biếu, tặng tờ tiền 100 USD không phải là quá khó, ấy thế nhưng chỉ cần đi đổi ở tiệm vàng- nơi không được cấp phép thu đổi ngoại tệ là sẽ bị phạt từ 80 triệu — 100 triệu đồng. Như ông Cà Rê, đã bị tịch thu tiền (tang vật) mà lại còn phải nộp phạt thêm 90 triệu đồng nữa, với một người thợ điện có mức lương 4 triệu đồng/tháng, quả là một cú sốc nặng.

Đương nhiên, UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt hành chính theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP là không sai, nhưng liệu như thế có phải là cứng nhắc, thiếu nhân văn quá hay không? Người dân không biết tiệm vàng nào được thu đổi ngoại tệ nên trót vi phạm thì trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục là của chính quyền.

Có người đưa ra phép so sánh: "Có tiền đổi cũng bị phạt 90 triệu đồng, còn mấy cơ sở thực phẩm bẩn ảnh hưởng tới hàng nghìn người thì phạt vài triệu đồng, liệu có hợp tình hợp lý hay không?".

Quả thật, chúng ta đã thấy rất nhiều những vụ xử phạt hành chính rất trớ trêu, ví dụ như vụ ông Nguyễn Bình Triệu (SN 1979, trú tại Khu phố 2, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà, Quảng Trị), chuyên viên Phòng Tài chính — Kế hoạch huyện Triệu Phong, bị xử phạt hành chính 200.000 đồng vì hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nữ đồng nghiệp. Ông này đã hôn, cắn vào vùng môi của chị L.A., dùng tay sờ vào các vùng "nhạy cảm" tuy nhiên chỉ bị xử phạt 200.000 đồng. Một mức phạt khiến dư luận bực mình, bởi phạt cho có như thế, thà không phạt cho xong.

Sau phát ngôn 'đường cao tốc hỏng do mưa', lãnh đạo VEC nhận sơ suất
Trong Nghị định số 178/2013/ NĐ-CP, ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có quy định: "Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm".

Tức là một vụ vi phạm kinh doanh thức ăn đường phố dẫn đến ngộ độc thực phẩm chỉ bị phạt từ 1-2 triệu đồng, còn người dân mang 100 USD đi đổi thì bị tịch thu tang vật và phạt đến 90 triệu đồng.

Hãy so sánh một chút, con đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi 34 ngàn tỷ đồng vừa làm xong đã hỏng, ban quản lý còn đổ cho trời mưa, rồi sau đó xin rút kinh nghiệm vì "phát ngôn gây hiểu nhầm", đã có ai bị chịu trách nhiệm gì chưa?

Còn một người dân nghèo, có được 100 USD người thân cho, mang đi đổi, có lẽ chỉ nên nhắc nhở, tuyên truyền giáo dục để họ không tái phạm, hoặc phạt ở mức "răn đe" là đủ.

Thảo luận