Nên chăng lập chốt kiểm tra nồng độ cồn gần quán bia?

CSGT ở TP Hồ Chí Minh vừa lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tại Hàng Xanh sau vụ nữ tài xế BMW gây tai nạn liên hoàn. Nhiều ý kiến đã bày tỏ ủng hộ việc này, - như Dân Việt phản ánh.
Sputnik

Sau vụ nữ tài xế xe BMW gây tai nạn, lực lượng CSGT TP.HCM tiếp tục siết việc xử lý những người vi phạm nồng độ cồn lái xe. Đặc biệt, tại ngã tư Hàng Xanh (nơi xảy ra vụ tai nạn), lực lượng chức năng mạnh tay với những ma men đi qua chốt này.

22 giờ đêm 26-10, Đội CSGT Hàng Xanh (thuộc Phòng PC08 Công an TP.HCM) sau khi dựng lên biển cảnh báo "Chốt kiểm tra nồng độ cồn", lực lượng chức năng quan sát trong những xe máy, ô tô dừng đèn đỏ (hướng từ cầu Điện Biên Phủ về cầu Sài Gòn).

Lái xe nào có biểu hiện khả nghi đều được mời vào để đo nồng độ cồn. Trong đêm, nhiều tài xế vi phạm đã bị xử phạt, tạm giữ phương tiện, các tài xế cũng hứa không tái phạm. 

Kinh hoàng: Phát hiện 2 bình rượu ngâm hổ nguyên con khi kiểm tra xe khách

Trung tá Lê Văn Chung, Phó Đội trưởng Đội CSGT Hàng Xanh, cho biết hàng đêm Đội đều bố trí từ lực lượng xử lý nồng độ cồn tại các điểm, trong đó có điểm vòng xoay Hàng Xanh, từ 22 giờ đến 2 giờ ngày hôm sau. Trong năm 2018, Đội đã xử lý 800 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, với 50 trường hợp là ô tô.

Bình luận về việc này, nhiều độc giả tỏ ra ủng hộ ủng hộ lực lượng CSGT TPHCM lập chốt kiểm tra nồng độ cồn, nhiều độc giả còn kiến nghị tăng cường việc làm này trên địa bàn cả nước.

Bạn đọc Minh Lê bình luận, rất ủng hộ việc làm của CSGT TP HCM và đội CSGT Hàng Xanh. Đây là việc làm thiết thực trong bối cảnh nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra liên tục, mà trong đó nguyên nhân chính liên quan đến rượu bia.

"Theo tôi tìm hiểu, trước đây, vào mỗi đợt cao điểm như dịp nghỉ lễ, các đơn vị chức năng mới ban hành kế hoạch cao điểm xử lý vi phạm nồng độ nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người dân. Tuy nhiên, với tình hình phức tạp nên bây giờ, cũng phải xem xét xem có nên lập tổ kiểm soát thường xuyên không, không chỉ ở TP HCM mà các địa phương khác cũng phải lập những chốt như thế này để kiểm soát. Đặc biệt phải lập chốt gần các nhà hàng, quán nhậu. Thêm nữa, cũng phải xem xét tăng mức phạt thật nặng đối với những người có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi tham gia giao thông", bạn đọc này nói.

Bạn đọc Nguyễn Thái cũng ủng hộ việc lập chốt kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông, bạn đọc này cho rằng, phải tăng cường việc làm này, không chỉ ở TP HCM mà phải áp dụng trên phạm vi cả nước.

"Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm, như vậy không lý gì mà không làm mạnh tay, mức xử phạt cũng phải nặng hơn nữa mới đủ sức răn đe" — bạn đọc Nguyễn Thái nêu ý kiến. Ngoài ra, bạn đọc này còn hiến kế, lực lực lượng cảnh sát nên tổ chức điều tra cơ bản, nắm tình hình, khảo sát địa bàn, tuyến giao thông và các khu vực có nhiều quán ăn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí… để nắm quy luật về thời gian. Thậm chí, có thể xem xét lập chốt kiểm tra nồng độ cồn ở khu vực có nhiều quán bia, rượu.

Đồng thời, lựa chọn vị trí trên tuyến giao thông thuận lợi cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng khu dừng phương tiện xử lý không gây ùn tắc giao thông, hạn chế tối đa việc để các phương tiện quay đầu trốn tránh cũng như chuẩn bị đủ mạnh về phương tiện, công cụ hỗ trợ, lực lượng nhằm tăng hiệu quả xử lý.

Cũng bình luận về vấn đề này, luật sư Trương Quốc Hòe (Trưởng văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ việc CSGT lập chốt kiểm tra nồng độ cồn. Việc lập chốt không chỉ ở TP HCM mà phải mở rộng trên địa bàn cả nước.

Theo luật sư Hòe, việc lập chốt kiểm tra nồng độ cồn là cần thiết. Tuy nhiên, cũng phải nghiên cứu để tránh được hậu quả do hành vi gây ra cũng như tránh gây ảnh hưởng tới người dân như tắc đường, hoặc làm cho người vi phạm bỏ trốn, bỏ chạy gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều người khác.

"Việc lập chốt là cần thiết nhưng về ngiệp cứu phải nghiên cứu để có các làm hiệu quả nhất để không ảnh hưởng đến người dân. Thực tế hành vi lập chốt có hai vấn đề là răn đe và ngăn chặn nhưng trong quá trình này có thể có hậu quả nên phải nghiên cứu cách làm", vị luật sư phân tích.

Luật sư Hòe cũng cho rằng, nên tăng mức xử phạt đối với hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông, mức xử phạt hiện tại chưa đủ sức răn đe.

"Căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn với xe máy cao nhất là 3.000.000-4.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3-5 tháng. Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô và các phương tiện giống ô tô cao nhất là phạt tiền từ 16.000.000 — 18.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4-6 tháng", luật sư Hòe thông tin.

Thảo luận