7 học sinh nói xấu thầy cô trên Facebook: ‘Đuổi học sinh là sự thất bại của nền giáo dục’

PGS.TS Trịnh Hoà Bình cho rằng, việc đuổi học các học sinh hành xử như vậy là chưa chuẩn mực và nhà trường hành xử như vậy là có xu hướng áp đặt, báo Gia đình mới cho biết.
Sputnik

Liên quan đến vụ việc 7 học sinh bị đuổi học vì xúc phạm giáo viên trên Facebook, trao đổi với PV Gia Đình Mới sáng 1/11, PGS.TS Trịnh Hoà Bình, Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội và truyền thông đại chúng, chuyên gia tư vấn các vấn đề xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, các học sinh hành xử như vậy là chưa chuẩn mực và nhà trường hành xử như vậy là có xu hướng áp đặt. 

Xúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học

"Thực chất, mối quan hệ giữa thầy cô và trò từ xưa đến nay vẫn như thế chứ không có gì sa sút cả. Tuy nhiên, ngày nay, các học sinh có thêm môi trường để bày tỏ quan điểm cá nhân, xả stress… thì sự việc đó trở nên bùng nổ", PGS Bình cho hay. 

Ông cũng đưa ý kiến: 

"Phải chăng, nền giáo dục của chúng ta chỉ mang tính chất hình thức? Chính Chính vì cần được giáo dục, được học tập nên học sinh mới tới trường. Nếu như có khuyết điểm như vậy thì không có cơ hội thụ hưởng nền giáo dục nữa. Lẽ ra đây là cơ hội giáo dục thể hiện vai trò của nó.  Nếu như học sinh cứ có khuyết điểm là nhà trường lại đuổi học như vậy thì các em không có cơ hội thụ hưởng nền giáo dục nữa. Nên việc đuổi học sinh là sự thất bại của nền giáo dục". 

Quyết định kỷ luật của trường THPT Nguyễn Trãi

Chuyện xúc phạm lãnh đạo trên mạng xã hội vẫn "làm khó" Bộ Công an?
Qua câu chuyện này, PGS Bình đặt ra câu hỏi nên làm mới mối quan hệ giữa thầy cô và học trò như thế nào? 

Về cách xử lý, PGS Trịnh Hoà Bình đưa ra, nhà trường nên chọn cách triệu tập 8 học sinh đó để đối thoại. Bởi như trong trường hợp này, các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nói với nhau chứ chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng gì. 

"Cuộc đối thoại là cơ hội để thầy cô và học sinh ngồi lại, đứng vào vị trí của nhau mà nhìn nhận mối quan hệ của mình. Từ những chia sẻ của học sinh, thầy cô nhìn nhận lại chính mình và sự giáo dục của nhà trường.  Và ngược lại, học sinh cũng sẽ có thể có suy nghĩ tích cực hơn. Sau cuộc trao đổi đó, nhà trường đưa ra hình thức kỷ luật vẫn chưa muộn", PGS Bình bày tỏ. 

“Thầy bói xem voi” và những kẻ xuyên tạc, bôi nhọ Đảng Cộng Sản Việt Nam
Trước đó, ngày 1/10, em Đ.M.Tr (là học sinh lớp 10A5, trường THPT Nguyễn Trãi) có sử dụng điện thoại di động trong giờ học nên bị cô giáo bộ môn thu, sau đó giao lại cho cô giáo chủ nhiệm.

Chiều cùng ngày, tại phòng trực giám thị, điện thoại của nữ sinh không bị khóa, cô Bích thấy trên màn hình hiện cuộc trò chuyện ở nhóm Facebook có tên "Động Cô Bích", nội dung nói xấu thầy cô, nhà trường. Thậm chí, nhiều em còn dùng từ thô tục, thiếu văn hóa. Việc này tiếp diễn vào tối cùng ngày.

Trường THPT Nguyễn Trãi

Sáng 2/10, sự việc đã được cô Bích báo cáo tới lãnh đạo nhà trường và nhà trường đã mời phụ huynh của nhóm học sinh lớp 10A5 lên để trao đổi.

Đến ngày 13/10, lớp họp kiểm điểm, xét kỷ luật học sinh, với sự tham gia của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh của những em vi phạm. Ngày 23/10, hội đồng kỷ luật nhà trường họp, quyết định mức kỷ luật.

Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định kỷ luật học sinh. Theo đó, có 3 học sinh bị đuổi học 1 năm, 4 học sinh bị đuổi học 1 tuần và 1 em bị cảnh cáo trước toàn trường.

Thảo luận