Chuyện xúc phạm lãnh đạo trên mạng xã hội vẫn "làm khó" Bộ Công an?

Về việc xúc phạm nhân phẩm cá nhân trên mạng xã hội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý một số vụ việc, một số đối tượng nhưng chưa ngăn chặn được, báo Lao Động cho biết.
Sputnik

Sáng 1.11, Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn. Đây cũng là ngày chất vấn cuối cùng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Đến đầu giờ sáng nay, còn 53 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn.

Tiết lộ chấn động từ Bộ trưởng Công an Tô Lâm

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương về xử lý thông tin sai lệch trên mạng, xúc phạm các cá nhân, lãnh đạo trên mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, vấn đề này bộ, ngành liên quan đã xử lý một số vụ, một số đối tượng nhưng "cũng chưa ngăn chặn được và còn một số khó khăn".

Theo ông Lâm, với tính nặc danh, thông tin vi phạm không chỉ xuất phát từ mạng trong nước mà còn mang tính xuyên quốc gia; trong khi đó quy định pháp luật liên quan chưa được hoàn thiện, thông tin vu khống, xuyên tạc muốn xử lý được thì cần giám định nên phải sự vào cuộc của các cơ quan chức năng khác; quy định về chứng cứ số…

“Vi phạm khủng khiếp của cơ quan điều tra“ và "anh em công an rất phân tâm"
Về giải pháp để giải quyết việc này, ông Tô Lâm nói các cơ quan chức năng sẽ tăng cường quản lý Nhà nước về thông tin trên không gian mạng, như phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Internet ngăn chặn truy cập từ trong nước với gần 3.000 trang mạng có nội dung xấu; thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật đối với việc đăng tải, cung cấp thông tin xuyên tạc sai sự thật; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài hợp tác trong xử lý thông tin vi phạm pháo luật tại Việt Nam…

Cũng trong sáng nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lần thứ 2 đăng đàn trả lời đại biểu liên quan đến vấn đề "vấn nạn sim rác kéo dài".

Toàn bộ thông tin bằng tiếng Việt trên mạng xã hội đã bị giám sát
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, sim rác là khái niệm chưa được định nghĩa trong văn bản pháp luật. Đây là từ thường dùng để chỉ sim không có thông tin chính xác về người dùng và không tìm ra người dùng. Sim rác tồn tại dưới 2 dạng, kích hoạt sẵn tồn tại trên kênh phân phối, có thể mua dễ dàng, và sim đã đến tay người dùng.

"Hôm qua tôi nói giải pháp căn cơ là người dùng sim phải chính danh, đăng ký đầy đủ thông tin, mà cái gốc là cơ sở dữ liệu căn cước công dân có số chứng minh, ảnh, vân tay để khi đăng ký chính xác đúng người, đúng sim. Nhưng khi chưa có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Bộ Thông tin Truyền thông đã thực hiện một số giải pháp để thu hồi sim rác", tân Bộ trưởng Thông tin Truyền thông nói.

Theo ông, từ cuối năm 2016, các nhà mạng đã tiến hành thu hồi sim rác kích hoạt sẵn. Từ tháng 7.2017 đến nay đã thu hồi được 24 triệu sim, trong đó 50% thuộc về nhà mạng lớn nhất là Viettel. Thứ 2 là tổ chức đăng ký lại thông tin thuê bao, từ 7.2017 các nhà mạng tổ chức đăng ký lại trong đó có chụp ảnh, những thuê bao chưa đủ thông tin mà không đăng ký lại thì kiên quyết cắt dịch vụ.

Thảo luận