Liệu Đoàn Thị Hương có đối mặt với án tử hình?

Phiên tòa chống lại công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương, bị chính quyền Malaysia cáo buộc tham gia vào vụ ám sát Kim Jong nam - anh trai của người đứng đầu CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un — đang tiếp tục diễn ra.
Sputnik

Các thẩm phán Malaysia nhấn mạnh Đoàn Thị Hương cố tình bôi chất độc lên da Kim Jongnam tại sân bay Kuala Lumpur vào tháng Hai năm 2017 và sau đó ông Kim đã chết. Đoàn Thị Hương không phủ nhận việc có sự tiếp xúc với Kim Jongnam (máy quay video ở sân bay đã ghi nhận), nhưng khăng khăng cho rằng cô không biết gì về chất độc và nghĩ mình đang tham gia vào một chương trình truyền hình nào đó. Phiên xét xử mới về vụ ám sát Kim Jongnam sẽ tiếp tục diễn ra trong một hoặc hai tháng tới, nhưng nếu cáo buộc công dân Việt Nam được chứng minh đầy đủ, thì cô sẽ phải đối mặt với bản án tử hình bằng cách treo cổ, như quy định trong pháp luật Malaysia hiện hành.

Tuy nhiên, số phận có thể sẽ mỉm cười với Đoàn Thị Hương. Chính phủ Malaysia đã đệ trình lên Quốc hội, mà hiện tại đang trong giai đoạn khẩn trương diễn ra các  phiên làm việc, một dự luật bãi bỏ án tử hình ở đất nước này. Do đó, Malaysia sẽ nằm trong số những quốc gia văn minh mà hình phạt tử hình được loại trừ khỏi thực tế. Hiện có 107 quốc gia như vậy trên thế giới.

Việt Nam không "bỏ rơi" công dân Đoàn Thị Hương

Chính phủ mới của Malaysia, đứng đầu là thủ tướng Mahathir Mahamad, đã tiến một bước mới trong lĩnh vực lập pháp, thể hiện mong muốn theo kịp với thực tiễn chính trị hiện đại của thế giới. Từ lâu người ta đã chứng minh rằng án tử hình không phải là phương tiện chống tội phạm hiệu quả. Người đã có ý định phạm tội ác hiếm khi dừng lại do sợ hãi án tử hình. Không thể cải tạo phạm nhân bằng án tử hình. Ngoài ra, tất cả các tôn giáo trên thế giới đều thừa nhận quyền định đoạt cuộc sống không thuộc về con người, mà là của Đức Chúa Trời. Con người có thể nhầm lẫn, một thẩm phán có thể gửi một người vô tội đến chỗ chết, mà sau đó được làm sáng tỏ không chỉ  hơn một lần trong thực tế tư pháp thế giới. Sau đó sẽ không thể sửa chữa bất cứ điều gì. Và nếu như cho phép kẻ nào  được phép giết ai đó, thì, trong một số trường hợp, người khác cũng có thể làm việc đó. Đó chính là lý do tại sao phong trào đòi bãi bỏ án tử hình rất mạnh mẽ trên thế giới. Và nhiều nghị quyết LHQ cùng các tổ chức quốc tế khác kêu gọi chính phủ của tất cả các nước trên thế giới thực hiện điều này.

Mặc dù vậy, có một số quốc gia trên thế giới nơi mà pháp luật quy định hình phạt án tử hình cho những tội ác nghiêm trọng nhất. Nhưng hầu hết các nước này đều hoãn thực thi bản án với những người đã bị kết tội. Tuy nhiên theo LHQ,  tại 23 quốc gia trên thế giới trong thập kỷ qua đã ghi nhận các trường hợp thi hành án tử hình. Trong số các nước tiếp tục áp dụng hình phạt tử hình là Trung Quốc, Iran, Saudi Arabia, Iraq, Pakistan. Trong luật pháp của tất cả các quốc gia khu vực Đông Nam Á, có quy định hình phạt cho tội ác nghiêm trọng bằng án tử hình, nhưng thường được áp dụng gần đây ở Singapore, Philippines và Indonesia. Tại Malaysia, bản án tử hình hiện nay đã được tuyên cho 1200 người, nhưng vẫn chưa được thực thi. Biện pháp xử phạt này, trước hết liên quan đến những người có liên quan đến kinh doanh ma túy.

Malaysia có thể trở thành quốc gia đầu tiên ở ASEAN bãi bỏ hình phạt tử hình. Các thành viên ASEAN khác sẽ theo gương làm theo?

Còn đối với Đoàn Thị Hương, rất có thể cô sẽ không bị hành quyết. Cô sẽ được hỗ trợ bởi sáng kiến ​​lập pháp của chính phủ Malaysia. Nếu tội lỗi của nghi phạm được chứng minh, Hương có thể sẽ phải đối mặt với 30 năm tù. Và trong những năm tháng đó, bất kỳ lỗi lầm tư pháp nào nếu có, sẽ được sửa chữa. Và nếu có hành vi tốt, cô gái có thể được trả tự do trước thời hạn.

Thảo luận