Nga, Ấn Độ và Iran sẵn sàng xây dựng phương án thay thế kênh đào Suez

Nga, Ấn Độ và Iran sẽ tổ chức một cuộc họp vào tháng 11 để thảo luận về việc khởi động hành lang vận tải quốc tế "Bắc-Nam", kênh truyền hình Iran Press TV đưa tin.
Sputnik

Bahram Amirahmadiyan, chuyên gia Iran về địa chính trị, các vấn đề Trung Á và Kavkaz, giảng viên tại Đại học nghiên cứu thế giới Tehran, cựu chủ tịch Hội hữu nghị Iran-Nga nói với Sputnik: dự án này có trên mặt giấy từ năm 2000, và nếu bắt đầu khởi động hành lang, nó có thể  trở thành một phương án tốt thay thế cho kênh đào Suez.

Chuyên gia đánh giá tích cực khả năng khởi động hành lang Bắc — Nam, nhưng lưu ý tuyến mới không thể hoàn toàn thay thế kênh đào Suez, vì hơn 90% tổng lượng thương mại thế giới được thực hiện thông qua kênh này:

"Không có tuyến đường trên mặt đất nào có thể thay thế được kênh Suez, bởi vì một lượng lớn hàng hóa được vận chuyển qua nó".

Chuyên gia cho rằng ba nước, cũng như các bên liên quan khác, cần phải giải quyết một số vấn đề pháp lý, kỹ thuật, kinh tế và chính trị để thực hiện thành công dự án.Theo hợp đồng đã ký 18 năm trước ở St. Petersburg, dự tính vận chuyển 200 triệu tấn hàng hóa, nhưng trong những năm qua chỉ có 72 tấn được vận chuyển mà cũng chỉ trong chế độ thử nghiệm:

Nga có thể sở hữu "Kênh đào Suez" của mình

"Tất nhiên, con đường này ngắn hơn tuyến đường qua kênh đào Suez, nếu nhìn vào khía cạnh thời gian. Ví dụ: để giao hàng từ Ấn Độ đến St. Petersburg, sẽ mất 2 tháng. Tất cả ba quốc gia cần phải phát triển luật và quy định, cũng như đạt được thỏa thuận về hải quan, mức thuế quan, các loại thuế, quá cảnh, vận chuyển, v.v.  Cho đến tận bây giờ, phần đường sắt Qazvin-Rasht chưa được đưa vào hoạt động, cần chuẩn bị trạm Rasht càng sớm càng tốt. Một vấn đề quan trọng khác trong vận tải quốc tế là tốc độ giao hàng. Từ quan điểm kỹ thuật, các tuyến đường phải an toàn. Các quốc gia phải tạo ra những điều kiện cần thiết cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp để vận chuyển hàng hóa của họ một cách an toàn và nhanh chóng. Cũng cần thiết thống nhất nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền".

Amirahmadian tin rằng trong bối cảnh làn sóng cấm vận chống Iran sắp tới, việc khởi động hành lang sẽ là cơ hội tốt để phát triển hợp tác với các vùng lân cận và các nước khác.

"Trừng phạt sẽ tạo ra nhiều vấn đề. Có thể sử dụng các cảng trên biển Caspian, bao gồm cả cảng ở Astrakhan (Nga) để vận chuyển hàng hóa. Chúng tôi đã xây dựng tất cả các cơ sở hạ tầng cần thiết trong các cảng Enzeli và Amirabad. Phần ngoài khơi  Biển Caspian có thể trở thành một phần của hành lang Bắc-Nam quốc tế",- chuyên gia kết luận.

Lana Ravandi-Fadai, nhà nghiên cứu cao cấp IvRan, Tiến sĩ lịch sử, nhà Đông phương học và Iran học cho rằng việc đưa hành lang giao thông vào hoạt động trong điều kiện hiện tại sẽ giúp Iran tránh khỏi tình trạng đứng trên "bàn đinh dầu mỏ" và thúc đẩy  tăng trưởng nền kinh tế:

"Ý tưởng về hành lang giao thông Bắc-Nam không phải là mới. Sự phát triển dự án cho đến nay diễn ra đều đặn. Iran đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng trong phần lãnh thổ của mình. Dự án này xuyên biên giới và có tầm quan trọng lớn cho việc vận chuyển trong khu vực nói chung. Với tư cách là một phương án  thay thế cho "bàn đinh dầu mỏ", Iran đã chọn con đường phát triển tuyến đường quá cảnh. Là một hành lang quá cảnh, Iran có thể tạo ra sự lựa chọn thay thế cho các tuyến đường hậu cần hiện có và củng cố nền kinh tế của đất nước trong chính lĩnh vực này".

Thảo luận