Việt Nam và Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mới: Thuận lợi hay thách thức?

Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ bảy phê chuẩn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP hay còn gọi là TPP11), ký kết ngày 8 tháng 3 tại Chile.
Sputnik

Theo thỏa thuận, CPTPP sẽ bắt đầu hiệu lực vào ngày 30 tháng 12, hai tháng sau khi sáu nước phê chuẩn hiệp định. Nhưng như vậy không có nghĩa là tất cả các mục tiêu nêu trong tài liệu đều sẽ đạt được, mà điều này đòi hỏi nhiều năm làm việc cần mẫn.

Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 7 thông qua “hiệp định thế kỷ” CPTPP
Trong Liên minh hiện thời tập hợp năm quốc gia châu Á (Brunei, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Nhật Bản), bốn quốc gia châu Mỹ (Canada, Mexico, Peru, Chile), cũng như Australia và New Zealand. CPTPP bao gồm các quốc gia sản xuất, theo dữ liệu của The Diplomat, chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm GDP thế giới, với dân số 500 triệu người. Hiệp định bao gồm việc giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan giữa các thành viên và dựa trên các tiêu chuẩn lao động và môi trường cao. Có giả định rằng việc tham gia CPTPP sẽ làmg tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam thêm 1,32%, xuất khẩu tăng 4% và nhập khẩu tăng 3,8%.

Tất cả chúng ta đều biết rằng chỉ hai năm trước đây, thỏa thuận thương mại tự do khu vực lớn nhất này được gọi đơn giản là Đối tác xuyên Thái Bình Dương, bao gồm 12 quốc gia và chiếm 40% tổng sản phẩm toàn cầu. Đứa con tinh thần yêu mến của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama được xem như  cơ sở kinh tế cho cuộc đối đầu chính trị quân sự với đối thủ địa chính trị chính là  Trung Quốc. Khi lên nắm quyền, tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, một bậc thầy về những quyết định bất ngờ, đã lựa chọn con đường khác để chống Trung Quốc — con đường của chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại. Việc Mỹ rút khỏi TPP tưởng chừng đã đặt cây thập ác lên nấm mồ Đối tác này. Nhưng chính đường lối hướng tới sự cô lập những nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tiếp xung lực kích thích 11 thành viên còn lại của Đối tác Xuyên Thái Bình Dương quyết tâm phục hồi dự án. Vai trò quyết định ở đây thuộc về Nhật Bản, đã gánh vác trách nhiệm "động cơ mới" cho dự án. Thêm nữa, thu hút tham gia vào CPTPP cả những nước không thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương, ví dụ như Vương quốc Anh sau khi London ra khỏi EU. Và, tất nhiên, cánh cửa CPTPP luôn để ngỏ dành cho Hoa Kỳ.

CPTPP: Việt Nam cần phương án ứng phó tác động bất lợi
Có gì khác nhau giữa TPP cũ và TPP mới? Trong thỏa thuận mới đã xóa bỏ những điểm quan trọng mà Hoa Kỳ khăng khăng đòi hỏi: thay đổi trong quy định về sở hữu trí tuệ, về quy tắc lao động và môi trường, cũng như về  giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước.

Đối với Việt Nam, tư cách thành viên CPTPP mang lại lợi ích rõ rệt nhưng buộc phải làm việc nghiêm túc, — như các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam nhận xét. Việc tham gia vào Hiệp định sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách trong nước, cải thiện quản lý kinh tế thị trường và tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh minh bạch. Nhưng cũng hiện hữu những thách thức lớn gắn với khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trước hàng hóa của các nước thành viên khác của Hiệp định trong thỏa thuận mở cửa thị trường. Không nên quên rằng trong số 11 nước tham gia thỏa thuận thì Việt Nam có GDP bình quân đầu người thấp nhất.

Các lợi ích cốt lõi của Việt Nam được đảm bảo khi tham gia CPTPP

"Tất nhiên, đối với Việt Nam, đây sẽ là những thị trường mới, những khoản đầu tư mới và công nghệ mới. Nhưng trong sự thiếu vắng thị trường lớn của Hoa Kỳ, điểm cộng của việc tham gia TTP mới đối với Việt Nam là không rõ ràng, — theo lời ông Dmitry Mosyakov đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Đông phương, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga. — Cuộc cạnh tranh của toàn bộ những nhóm hàng hóa và sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh mở rộng tràn lan những các sản phẩm tương tự, ví dụ từ các nước Mỹ Latinh, sẽ rất khốc liệt.  Và để nhập khẩu không chiếm thế thượng phong so với xuất khẩu, các doanh nghiệp và chính quyền Việt Nam sẽ phải huy động nỗ lực cực lớn. Thời gian sẽ cho thấy, cơ cấu này có khả năng làm việc đến đâu, liệu có bao nhiêu lợi ích thực sự mang lại cho người tham gia mà trên hết là Việt Nam, để trở thành người thụ hưởng chính của Quan hệ đối tác Xuyên Thái Bình Dương với sự tham gia của Hoa Kỳ".

Thảo luận