Tội phạm trong chính cơ quan chống tội phạm: "Thế giới ngầm" lũng đoạn quyền lực

Thực tế này đang hiện hữu tại phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, với vụ đánh bạc ngàn tỉ có sự "tiếp tay" của người từng đứng đầu lực lượng cảnh sát, Tuổi trẻ Online bình luận.
Sputnik

Đây là vấn đề được một số đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên thảo luận ngày 13-11 và cũng được báo cáo của Ủy ban Tư pháp chỉ rõ:

"Trải qua 7 đời Bộ trưởng ngành Công an, tôi thực sự rất buồn khi nghe tin này"

"Đáng lưu ý là đã xảy ra các vụ tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng trong một số cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có những vụ liên quan đến cả cán bộ lãnh đạo, sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang; nhiều trường hợp bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực gây bức xúc trong dư luận".

Nhận xét nêu trên khiến chúng tôi nhớ đến câu hỏi được đặt ra cách đây 5 năm bởi chủ tịch Quốc hội khi đó là ông Nguyễn Sinh Hùng:

"Có tham nhũng ngay trong lực lượng phòng chống tham nhũng không? Phải làm rõ: tội phạm có trong cơ quan chống tội phạm không?". 

Từ vụ PMU18 đến cựu sĩ quan tình báo Vũ Nhôm: Lỗ hổng trong hệ thống chính trị Việt Nam
Nay thì trả lời không chỉ có trong báo cáo của Ủy ban Tư pháp, mà còn đang hiện hữu tại phòng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, với vụ đánh bạc ngàn tỉ có sự "tiếp tay" của người từng đứng đầu lực lượng cảnh sát — cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh và người đứng đầu lực lượng chống tội phạm công nghệ cao — cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa.

Khi Út "trọc" — Đinh Ngọc Hệ, Vũ "nhôm" — Phan Văn Anh Vũ ngồi trên những chiếc xe siêu sang, sống trong các biệt thự lộng lẫy, mấy ai biết họ là những cán bộ trong ngành quân đội, công an?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết không để Vũ "nhôm", "Út trọc" lọt lưới trời"
Vài ví dụ về những vụ án lớn nêu trên cho thấy tội phạm không chỉ len lỏi vào trong nội bộ các lực lượng phòng chống tội phạm, mà có biểu hiện của sự cấu kết để trở thành những băng nhóm mafia, hình thành các "thế giới ngầm" lũng đoạn quyền lực, duy trì nhóm lợi ích khổng lồ. 

Việc phát hiện, đấu tranh, đưa ra xét xử các vụ án như trên chứng tỏ sự quyết liệt và nỗ lực đáng ghi nhận của cơ quan hữu trách. Tuy nhiên, với một vụ án đánh bạc đã hình thành đường dây với hàng chục triệu tài khoản, số tiền giao dịch hàng ngàn tỉ đồng, số bị cáo trước tòa lên đến hơn 90… không thể nói là đã phát hiện kịp thời.

“Vi phạm khủng khiếp của cơ quan điều tra“ và "anh em công an rất phân tâm"
Cảnh báo như ông Nguyễn Sinh Hùng nêu lên từ 5 năm trước, những bức xúc từ dư luận nêu lên hằng ngày trong suốt thời gian dài, nếu các cơ quan chức năng kiên quyết hơn, tích cực hơn với các giải pháp đột phá và hữu hiệu có lẽ cả việc phòng ngừa và đấu tranh đã có kết quả tốt hơn nhiều.

Có thể, trong các đống "củi lửa" đã và đang phát hiện và xử lý tới đây sẽ cho thấy mức độ trầm trọng của vấn đề này.

Thảo luận